Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mía Đường Hãy Tự Cứu Mình!

Mía Đường Hãy Tự Cứu Mình!
Ngày đăng: 11/03/2014

Mới đây, hàng nghìn hecta mía đã bị người nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc nuôi tôm với lý do: Giá bán mía nguyên liệu không bù đắp nổi chi phí. Thực tế đó khiến các nhà máy đường lo lắng vì nguy cơ thiếu nguyên liệu.

Bên cạnh đó, đối với kiến nghị xuất khẩu tiểu ngạch của Hiệp hội Mía đường, Bộ Công Thương chỉ cho phép xuất khẩu tiểu ngạch loại đường kính trắng RS, còn đường RE sẽ cho phép khi đã bảo đảm nhu cầu cho sản xuất trong nước...

Hiệp hội Mía đường cho rằng sẽ tiếp tục “kiến nghị” với những bất cập về quản lý và nhà nước cần bảo hộ ngành đường sản xuất trong nước.

Thế nhưng, ở góc độ khác, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thẳng thắn: Điều kiện khách quan thuận lợi, thiết bị sản xuất được đầu tư, nông dân cần cù, cơ chế, chính sách đều ổn, ngành mía đường không có lý do gì phải “kêu khóc”!

Cụ thể hơn, hai khó khăn lớn nhất của ngành mía đường là tài chính, nguồn vốn được hỗ trợ, lãi suất ưu đãi và cổ phần hóa, Chính phủ đã giải quyết cả hai. Thực tế có những địa phương như Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa... giàu lên nhờ mía.

Hơn 20 năm phát triển mà ngành mía đường Việt Nam vẫn lạc hậu nhất Đông Nam Á, diện tích trồng mía lớn, năng suất thấp, chỉ đạt 50- 60 tấn/ha, chất lượng mía thấp. Giá bán buôn đường cao hơn các nước trong khu vực do chi phí quá cao... Vì thế, ngành đường cần xem lại chính mình trong công tác quản lý, đầu tư, sản xuất- kinh doanh. Đừng tranh cãi thêm nữa, mà hãy tự tìm giải pháp cứu mình bằng cách thay đổi tư duy từ trợ cấp sang cạnh tranh công bằng!

Theo đó, cần cấu trúc lại diện tích trồng mía, nghiên cứu giống, thâm canh theo hướng hiện đại; đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nông dân; đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tận dụng phụ phẩm... thì chẳng phải lo cạnh tranh với Thái Lan, không lo đường nhập lậu. Có sức khỏe sẽ có sức đề kháng tốt với các loại “bệnh”!

Trong hội nghị tổng kết ngành Công Thương 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng: Chống buôn lậu chỉ là ngọn, gốc rễ vấn đề là chúng ta làm sao cạnh tranh được. Làm sao kêu Chính phủ bảo vệ được trong khi năng suất mía chỉ đạt 60- 70 tấn/ha còn các nước đã đạt hàng trăm tấn/ha?...


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

16/06/2013
Hội Thảo Cải Thiện Nghề Câu Vàng Và Câu Tay Cá Ngừ Việt Nam Hội Thảo Cải Thiện Nghề Câu Vàng Và Câu Tay Cá Ngừ Việt Nam

Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.

16/06/2013
Giá Củ Mì Tăng Cao Giá Củ Mì Tăng Cao

Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.

16/06/2013
Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

17/06/2013
Bị “Ngâm” Nước Mưa, Dưa Nũng Thối Đầy Ruộng Bị “Ngâm” Nước Mưa, Dưa Nũng Thối Đầy Ruộng

Chưa năm nào người trồng dưa ở Phú Yên điêu đứng như năm nay, đầu vụ dưa rớt giá, cuối vụ gặp mưa to bị ngập úng, dưa nũng thối. Khi thu hoạch, dưa bán không ai mua, làm thức ăn cho gia súc.

17/06/2013