Mía ĐBSCL được mùa, được giá

Hiện, mía được thương lái mua với giá từ 920 - 1.000 đồng/kg tùy theo trữ lượng đường trong mía đo được.
Mức giá này đã tăng gần 200 đồng/kg so với đầu vụ nhưng các thương lái vẫn phải lùng sục khắp nơi để mua mía.
Giá mía năm nay cao bởi diện tích mía nguyên liệu cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giảm mạnh.
Trong khi đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy còn ít, giá đường trên thị trường gần đây nhích lên cùng với nhu cầu tiêu thụ đang tăng mạnh vào dịp cuối năm.
Tính đến thời điểm này, hơn 95% diện tích mía đã được các nhà máy, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định. Điều này giúp cho những nông dân chưa thu hoạch được mía thời điểm này cũng yên tâm.
Theo anh Võ Văn Chơn ở Xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang, nếu bán 1 container được 18 - 19 triệu đồng, sẽ thu được lãi từ 8 - 9 triệu đồng.
Không chỉ người trồng mía được hưởng lợi với giá mía cao, những nhân công trồng mía cũng được trả cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng cho việc thu hoạch 1 tấn mía.
Và vụ mía năm nay là vụ "mía ngọt" với rất nhiều người.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân ở ĐBSCL chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông xuân 2015 - 2016 trong tình hình thời tiết khá bất thường.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, tổ chức lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau với 89 hộ dân tham gia ở các xã Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Đa Phước, Qui Đức, Tân Qúi Tây, Phong Phú, Hưng Long, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A.

Anh Trương Ngọc Dũng (35 tuổi) ở xã Bình Thành (Hương Trà - Thừa Thiên Huế) đã tạo dựng cho mình mô hình ươm giống keo tràm, gắn với phát triển kinh tế vùng gò đồi cho thu nhập mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.

Đề tài “Kỹ thuật trồng cây hành tím trái vụ trên đất trồng tỏi đem lại hiệu quả kinh tế cao” của 2 tác giả Trần Trung Tiến và Phan Văn Yên (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI.

Trong khi xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản suy giảm, xuất khẩu sắn lại tăng vọt.