Mexico Thử Nghiệm Kiểm Soát Vi Khuẩn Bằng Hệ Thống Silver Bullet

Hệ thống Silver Bullet (Siliver Bullet System - SBS) đã được thử nghiệm ở 3 phòng thí nghiệm riêng biệt và nhiều lần thành công trong việc giảm bớt cũng như kiểm soát vi khuẩn có hại đối với môi trường nuôi tôm. Vào tháng 9/2013, Tiến sĩ Donald Lightner cùng đồng nghiệp của mình từ Phòng nghiên cứu thủy sản của trường Đại học Arizona đã tiến hành các cuộc thử nghiệm đầu tiên.
Nghiên cứu này đã chứng tỏ rằng SBS giảm được số lượng chủng khuẩn gây bệnh và tăng cường sức sống của tôm (90% tỉ lệ sống sót). Theo dõi các nghiên cứu được tiến hành vào tháng 12/2013 ở Sinaloa, Mexico do Trung tâm nghiên cứu Liên bang về dinh dưỡng và phát triển (CIAD) đã tiến hành thử nghiệm đối với các ao nuôi thương phẩm cũng đã cho các kết quả tương tự:
Các kết quả nghiên cứu:
Tiến sĩ Bruno Gomez Brittenham - nhà phân tích nghiên cứu ở phòng thí nghiệm CIAD, Mazatlan, Sinaloa, Mexico tiết lộ: “Từ nghiên cứu ở lĩnh vực thương mại trong 47 ngày và kết quả phân tích hệ thống Silver Bullet trong phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận ra rằng Silver Bullet có khả năng giảm thiểu vi khuẩn với tỉ lệ tôm sống sót đến 93% trong môi trường nuôi mesocosm”
Nghiên cứu thứ 3 được tiến hành vào tháng 2/2014, đã một lần nữa khẳng định sự thành công của hệ thống này. Tiến sĩ Silvia Gomez cùng với đội nghiên cứu của cô ấy ở phòng thí nghiệm CIAD, Hermosillo, Mexico phát hiện ra rằng SBS đã giảm được khuẩn parahaemolyticus từ 105 xuống 0 trong vòng chưa đầy 30 phút và từ 106/cfu xuống 0 chỉ trong 3,5 giờ.
Những nghiên cứu và các mô tả về lĩnh vực này đã nhiều lần chứng minh rằng hệ thống xử lý nước Silver Bullet đã thành công trong việc loại bỏ nồng độ vi khuẩn parahaemolyticus cao, kiểm soát mức độ sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh và nâng cao tỉ lệ sống của tôm.
Phương pháp xử lí nước Silver Bullet là một câu trả lời đầy hứa hẹn cho các trang trại nuôi tôm đang phải chống chọi với tình trạng ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm gia tăng không kiểm soát được như khuẩn gây bệnh, khuẩn parahaemolyticus có thể dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại đến lợi nhuận và công ăn việc làm. Công nghệ đã được cấp bằng và giá hợp lí chứng tỏ được khả năng giảm vi khuẩn và màng sinh học do vậy cũng tối đa hóa khả năng sống sót của tôm.
NSF: là Trung tâm hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 trong 3 tổ chức giám định độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận uy tín (xem thêm : http://www.nsf.org) |
Các hệ thống Silver Bullet là một phương pháp đã được chứng minh cho biện pháp xử lí nước đối với việc nuôi tôm. Xử lí nước SBS yêu cầu các hóa chất không độc hại. Để thay thế, các điều kiện của không khí xung quanh SBS thông qua Đại diện bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA)- đã nhận ra phương pháp lọc-gọi là Quá trình oxi hóa cấp cao. Trong khi duy trì một lượng dư nhỏ thuốc sát trùng(oxi già) cho hoạt động bi-ô-xít tồn tại. SBS đã được Trung tâm hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống (NSF) đã chứng nhận độ an toàn đối với những trường hợp thiếu các thiết bị lọc nước.
Công nghệ SBS giữ chất canxi tan trong nước. Cũng thay thế sự cần thiết đối với hóa chất EDTA(là một hợp chất hóa học, thường được sử dụng để cô lập ion kim loại, dùng làm sạch nước, công nghiệp tẩy rửa) khi tăng sức khỏe cho tôm.
Tại sao là Silver Bullet? Nếu trang trại nuôi tôm của nông dân có những dấu hiệu của vi khuẩn gây bệnh. Muốn duy trì lợi nhuận kinh doanh và công ăn việc làm, hệ thống Silver Bullet đã nhiều lần chứng minh được khả năng lọc nước, vệ sinh nước hơn cả sự mong đợi. Người ta thuê các đơn vị SBS hàng tháng, do đó tránh mua hàng với số lượng lớn. Vì khi việc lắp đặt SBS dễ dàng thì thời gian cần thiết để áp dụng và vận hành cũng ngắn hơn một ngày.
Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.