Metro Xây Dựng Chuỗi Cung Ứng Rau An Toàn Tại Miền Bắc

Công ty Metro Cash & Cary Việt Nam vừa tổng kết Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam”. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần liên kết các hộ nông dân nhỏ trồng rau an toàn với kênh phân phối hiện đại, nâng cao giá trị nông sản và cung cấp rau an toàn cho người tiêu dùng các tỉnh miền Bắc.
“Từ năm 2005, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống cung ứng rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Đà Lạt. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có thể thu hoạch quanh năm tại đây. Hơn nữa, nhiều sản phẩm Trung Quốc xâm nhập thị trường miền Bắc với giá thành rất thấp. Việc vận chuyển rau sạch từ Đà Lạt ra các tỉnh phía Bắc lại mất nhiều thời gian, chi phí vận chuyển và bảo quản.” Ông Philippe Bacac, Tổng Giám đốc Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết.
Theo ông Philippe Bacac, công ty Metro đã bắt đầu tìm kiếm nguồn cung ứng rau xanh ở khu vực phía Bắc từ năm 2009 nhằm cung cấp cho khách hàng cơ hội mua sản phẩm rau xanh chất lượng tốt và an toàn. Thông qua việc kết nối trực tiếp các hộ nông dân trồng rau qui mô nhỏ với hệ thống phân phối hiện đại, Metro mong muốn nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nông dân và giảm tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình sản xuất trồng trọt.
Dự án “Xây dựng Chuỗi giá trị Rau An toàn tại miền Bắc Việt Nam” do công ty Metro Cash & Cary Việt Nam phối hợp với công ty Fresh Studio thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2013 được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hà Lan với tổng giá trị cam kết đầu tư lên tới gần 1 triệu euro (tương đương 28 tỷ đồng).
Hiện nay mạng lưới nhà cung cấp và các hộ nông dân tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng cũng như các hộ nông dân nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc đã được phát triển mạnh để đảm bảo nguồn cung cấp được liên tục quanh năm. Tham gia dự án gồm gần 120 nông dân chia thành 6 nhóm, sản xuất trên 30 chủng loại sản phẩm và cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau/ngày.
Dự án đã kết hợp chặt chẽ với các đối tác như các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, các viện nghiên cứu, và các cơ quan của nhà nước tập huấn cho nông dân các kiến thức nông nghiệp và kỹ thuật canh tác. Các kỹ sư nông nghiệp và công ty Metro cũng đưa ra khối lượng cung ứng mục tiêu hàng năm cho nông dân và nhà cung cấp để đưa vào kế hoạch trồng trọt.
“Tham gia vào dự án chúng tôi được hướng dẫn các Quy trình thực hành nông nghiệp tốt và được tập huấn giống mới trên mô hình hình trang trại mẫu. Ngoài ra, chúng tôi cũng được tham gia các khóa đào tạo để có nhận thức tốt về vấn đề an toàn thực phẩm,” chị Nguyễn Thị Ngà, một nông dân tại Hải Dương nói. “Một trong những khóa tập huấn rất mới và cũng rất có ích cho chúng tôi đó là khóa tập huấn cho nông dân về quy trình làm việc với các đơn vị phân phối và bán lẻ.”
Sau 3 năm làm việc với Metro và đối tác của dự án, các hộ nông dân nhỏ đã nhìn thấy được cơ hội sản xuất rau an toàn. Các hộ nông dân hiện nay đã mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, đầu tư trang thiết bị đóng gói, các dụng cụ chuyên dụng và thậm chí cả xe tải chuyên chở. Sản lượng rau sạch tiêu thụ ngày càng tăng và hiện nay các sản phẩm còn được cung cấp vào các siêu thị, và cửa hàng ngoài hệ thống Metro.
“Từ góc độ thị trường, chúng tôi thấy rằng nhận thức của khách hàng về rau an toàn cũng được tăng lên thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của dự án,” Ông Philippe Bacac cho biết: “Chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hướng tới sản xuất an toàn, mang lại giá trị cao cho sức khỏe người tiêu dùng.”
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.