Mẹo Vặt Nhà Nông: Cây Lựu

Lựu là cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 3-4m. Hoa màu đỏ hoặc màu trắng, quả lựu to bằng nắm tay, trong chứa nhiều hạt, có vị thơm ngon. Cây lựu được trồng ở nhiều nơi, thích hợp với nhiều khí hậu đặc biệt là khí hậu ẩm.
Vỏ cây lựu và vỏ rễ cây lựu còn được gọi là thạch lựu bì, là một vị thuốc trong đông y. Ở một số nước, người ta còn chiết xuất alcaloid từ cây lựu để tẩy giun sán. Ngoài ra cây lựu còn có tác dụng chữa một số bệnh về tiêu hóa.
Hoa lựu trong y học cổ truyền cũng là một vị thuốc, được gọi là thạch lựu hoa. Hoa lựu có tình bình, vị chát có tác dụng làm xe, cầm máu, chữa đau bụng, tiêu chảy. Lựu là loài cây có hoa gần như quanh năm nên việc lấy hoa để làm thuốc là rất dễ thực hiện.
Bài thuốc chữa đau bung, tiêu chảy từ hoa lựu hoặc các vị thuốc khác có thể làm theo các cách tham khảo sau:
Hoa lựu, rau sam mỗi vị 50g; nhọ nồi, rau má, kim ngân hoa mỗi vị 30g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch,thái nhỏ nấu với 2-3 lần nước rồi cô lại thành dạng cao lỏng.
Người lớn: mỗi lần 4-6 thìa cà phê. Trẻ em 5-10 tuổi: mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Trẻ trên 10 tuổi: mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Ngày dùng 2 lần
Ngoài ra, với những trường hợp mới bị trĩ có thể dùng hoa lựu trắng 9g, đường phèn 9g sắc uống 3 lần một ngày cũng rất hiệu quả.
Quả lựu khi chín có màu đỏ đậm, rất ngon và bổ dưỡng. Nước ép từ quả lựu chứa rất nhiều thành phần oxi hóa, giúp cơ thể bảo vệ các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh về tim mạch, alzheimer, các bệnh ung thư. Ngoài ra, nước ép lựu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vì hầu hết các bộ phận trên cây lựu đều có ích cho sức khỏe nên nếu có điều kiện, bà con hãy trồng để thuận lợi khi cần.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trang, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm.

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80 - 100%. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh những thiệt hại này

Nông dân đang bị "nhiễu" bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề ươm giống cây trồng lâm nghiệp trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng

Một số loại thủy sản như cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn... chỉ thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C. ở nhiệt độ 10-20 độ C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, chúng sẽ bị chết rét