Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mẹo Trồng Rau Không Dùng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Mẹo Trồng Rau Không Dùng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 11/09/2012

Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.
 
Ông Phạm Văn Tỉnh, ở tổ 2 Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa đã thành công trong việc khống chế sâu bệnh trong trồng rau mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với mô hình vườn rau khá lạ lẫm.
 
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn rau nào là cải xanh, cải ngọt, cải lông phụng… xanh mơn mởn ông Tỉnh vừa khẳng định với chúng tôi là ông không dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho rau. “Tôi nói trồng rau mà không dùng thuốc bảo vệ thực vật thì mọi người không tin, cứ nghĩ tôi chỉ nói cho hay, nhưng đó là sự thật” - ông Tỉnh khẳng định.
 
Ông Tỉnh cho biết, toàn bộ số tiền mà ông đầu tư cho cái “mẹo” trồng rau của mình chỉ từ 5 - 6 triệu đồng/2.000 m2 nhưng hiệu quả mang lại thật bất ngờ mà không phải ai cũng nghĩ ra. Xung quanh vườn rau được rào lưới (loại lưới đánh cá mà muỗi không chui vào được) cao khoảng 3m dùng để ngăn không cho bướm và các loại côn trùng khác bay vào.

Trong vườn có đào một cái hố tròn đường kính 1m luôn đầy nước, bên dưới để một cái vợt. Phía trên vợt để một bóng điện và một quạt máy loại công suất lớn dụ bướm, bọ nhảy, châu chấu... vào bẫy để tiêu diệt. Ông Tỉnh chia sẻ kinh nghiệm, sở dĩ rau có sâu ăn lá là do bướm, bọ nhảy đẻ trứng vào cây rau. Vì vậy, trước tiên phải ngăn không cho bướm, bọ nhảy xâm nhập vào vườn. Nếu chẳng may có con nào lọt vào “vùng cấm” thì ban đêm sẽ bật đèn dụ chúng vào bẫy và diệt gọn.
 
“Trước đây, với 4.000 m2 trồng rau phải phun thuốc 3 lần/tháng. Mỗi lần phun mất hơn 200.000 đồng. Không những vậy, mỗi lần phun thuốc xong tôi cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt vì tiếp xúc với hóa chất” - ông Tỉnh nói. Ông Tỉnh cho hay, chính từ cách làm đơn giản này mà mỗi tháng ông Tỉnh tiết kiệm rất nhiều chi phí mà lại an toàn sức khỏe cho bản thân, cho người sử dụng khi chăm và ăn rau không có thuốc bảo vệ thực vật.


Có thể bạn quan tâm

Cam Hàm Yên Trúng Lớn Cam Hàm Yên Trúng Lớn

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

30/12/2014
Thêm Chính Sách Cho Bò Sữa Thêm Chính Sách Cho Bò Sữa

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

30/12/2014
Sản Lượng Cà Phê Đáng Lo Ngại Sản Lượng Cà Phê Đáng Lo Ngại

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.

30/12/2014
Xuất Khẩu Nông Sản Tăng Trưởng Ngoạn Mục Xuất Khẩu Nông Sản Tăng Trưởng Ngoạn Mục

“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.

30/12/2014
Kiếm Bạc Triệu Từ Nghề Mót Cà Phê Kiếm Bạc Triệu Từ Nghề Mót Cà Phê

Không chỉ vậy, nghề đi mót cà phê còn mang lại không ít phiền toái cho người dân. Bởi chủ vườn đang phải đề phòng nạn trộm cắp cà phê, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự tại địa phương. Do vậy nhiều chủ vườn cà phê hoài nghi, đề phòng chính những người này.

30/12/2014