Méo Mặt Vì Giá Nấm

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng nấm bị thua lỗ vì giá nấm liên tục giảm. Nhiều trang trại nấm để không hoặc phải dỡ bỏ vì không thể tái sản xuất.
Ngay cả các đại lý cũng chịu cảnh “méo mặt” vì ôm hàng tấn nấm mà thương lái chẳng buồn ghé mua.
PV NNVN đã có cuộc khảo sát thực trạng sản xuất nấm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, nơi đang có hàng chục trại nấm lớn nhỏ đã treo trại, ngưng sản xuất, một số dỡ bỏ để dành đất chuyển đổi sản xuất.
Ông Trương Minh Hoa (ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) nói: “Gia đình tôi có 7 trại nấm, tổng diện tích khoảng 900 m2. Những năm trước, gia đình làm lúc nào cũng dư ăn, cứ mỗi năm làm 2 vụ thu về 180 triệu đồng, trừ công cán cũng lãi gần phân nửa. Vậy nhưng, năm vừa rồi thấy giá nấm đi xuống tôi chỉ làm có 4 trại, vậy mà vẫn lỗ chỏng gọng”.
Ông Hoa cho biết, vào thời điểm giá cao, nấm mèo dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, nấm sò từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, đắt nhất là nấm bào ngư khoảng 130.000 – 150.0000 đồng/kg. Riêng vào thời điểm cuối năm, cận tết, tiêu thụ nhiều, lái đổ về nườm nượp, bao nhiêu nấm cũng hết, giá bán lại rất cao. Tuy nhiên, chỉ từ sau tết đến nay, giá nấm liên tục đi xuống, nhiều hộ dân phải ngưng sản xuất. Có nhà bỏ hẳn chuyển sang chăn nuôi.
Khảo sát của PV cho thấy, hiện giá nấm mèo loại 1 chỉ còn 50.000 – 55.000 đồng/kg, loại 2 còn 20.000 – 30.000 đồng/kg. Nấm bào ngư tụt xuống mức thấp nhất từ trước tới nay là 70.000 đồng/kg. Riêng nấm sò có chút khả quan khi giá giữ mức 5.000 – 6.000 đồng/kg và vẫn tiêu thụ được.
Trại nấm của ông Hoa hiện nay chỉ trồng chủ yếu là nấm sò, còn các loại khác chiếm diện tích khá nhỏ. “Mấy loại nấm kia có bán được đâu, mối đến cũng chỉ hỏi nấm sò, còn lại từ chối hết”, ông giải thích.
Gia đình ông Hà Xuân Lý ở ngay kế bên ông Hoa mới vay ngân hàng được hơn 30 triệu đồng cho vụ nấm năm nay. Tuy nhiên lời lãi chưa thấy đâu, cả gia đình đã phải ngậm ngùi nhìn cả tạ nấm mèo ủ hàng tháng trời trong kho không có ai tới mua. Ông Lý than thở: “Đó là chưa kể nguyên 1 trại nấm mèo của tôi chết sạch. Giờ này họa may có bán được cũng chỉ thu về cỡ 5 – 6 triệu đồng thôi”.
Chỉ tính riêng ấp 5, xã Sông Trầu có tới hơn 50 hộ trồng nấm, nhưng năm nay các hộ đều ngậm ngùi vì giá nấm rớt. Ngay ông Hoa vốn trước đây là trưởng ấp, trồng nấm suốt 12 năm và cũng phổ biến cho nhiều bà con cùng tham gia trồng. Nhưng hiện nay ông cũng phải bỏ mất nửa số trại, phần thì nuôi thêm con gà, con heo để bù thu nhập, phần thì để trống chờ giá lên mới trồng lại.
Nhiều người dân cho biết, đúng ra vào đầu tháng 8 mọi năm là thương lái ra vào nườm nượp mua nấm. Thời điểm đó, nấm phơi trắng khắp đường, nhưng giờ thì hết rồi. Có người cho rằng các lái đang án binh chờ giá giảm nữa rồi mới thu mua; có người thì cho rằng các lái cũng đang ôm quá nhiều nấm, không bán ra được nên không thu mua nữa.
Anh Lê Xuân Trường, chủ đại lý nấm Xuân Trường tại ấp 5, xã Sông Trầu chia sẻ: “Tôi đang tồn đọng gần 3 tấn nấm mèo, cả tháng nay không bán được, các thương lái cũng chẳng ngó ngàng tới”. Cả gia đình anh Trường đang rất lo lắng vì nếu giá nấm tiếp tục diễn biến xấu, gia đình anh có thể lỗ tới 150 triệu đồng.
Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vai trò dẫn đường, cảnh báo hiểm nguy cho các con tàu trên đại dương trong màn đêm đen đặc của những ngọn hải đăng là không phải bàn cãi. Nhưng ít ai biết đến ngoài “trách nhiệm” to lớn ấy, hải đăng còn có những vẻ đẹp đặc biệt hấp dẫn.

TX Quảng Yên là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh Quảng Ninh. Thời gian qua, hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn phải nhập nguồn con giống từ các địa phương khác, chất lượng không đảm bảo với điều kiện đầm nuôi của địa phương. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, thị xã đã tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương phát triển. Bước đầu, những cơ sở này đã đáp ứng được một phần nhu cầu con giống chất lượng cho các hộ nuôi.

Theo đó tập trung khảo nghiệm các loại cây trồng như sau: Các giống lạc mới (L20, shán dầu- 30, TB25, BVTV1), lấy L14 làm đối chứng; 4 giống đậu tương (DT12, DT13, DT2601) lấy DT22 đối chứng; 3 giống bắp cải (Caakacr1, Caakacr2, Green heat) và khảo nghiệm 9 giống khoai lang (D1, K51, KB1, TB1, VA5, VA6, BV1, J1, DT2). Đề tài đã áp dụng quy phạm khảo nghiệm 10TCN-558 do Bộ NN-PTNT ban hành và phương pháp của Viện lúa Quốc tế IRRI.

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.