Mất 60 tỷ từ ngao

Ông Nguyễn Văn Thắng, một hộ nuôi ngao tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc) cho biết, hồi tháng trước sáng 11/8, ông ra thăm bãi nuôi thì phát hiện ngao há miệng, chết rải rác.
Những ngày tiếp theo, 10 ha ngao 6 tháng tuổi chết hàng loạt, thiệt hại 40 - 50% sản lượng ước tính gần 100 tấn. Giá ngao thương phẩm thời điểm hiện tại là 20.000 đồng/kg, tính ra gia đình ông mất trắng gần 2 tỷ đồng.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2015, cả 10 ha ngao 9 tháng tuổi của gia đình ông cũng bị chết khoảng 50 - 60% sản lượng ước thiệt hại gần 3 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ tính trong vòng chưa đầy 1 năm, gia đình ông Thắng đã mất xấp xỉ 5 tỷ đồng. Hiện ông đang tập trung vệ sinh bãi nuôi chờ thời tiết thuận lợi thả ngao giống.
Tình trạng này cũng diễn ra tại xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) khiến 10 ha ngao của xã này 2 lần chết trắng bãi.
Ông Trần Quốc Cường, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Nghi Lộc cho biết, kết quả xét nghiệm 2 lần của Cơ quan Thú y vùng III đều âm tính với kí sinh trùng Perkinsus nên có thể loại trừ nguy cơ ngao chết do nhiễm dịch.
Trong đợt 1 có hiện tượng “thủy triều đỏ” (thủy triều mang theo rong rêu độc màu đỏ), các chỉ tiêu xét nghiệm về môi trường đều vượt mức cho phép. Vì vậy, cơ quan thú y cho rằng đây là nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt.
Ngành chức năng huyện Nghi Lộc đã khuyến cáo người dân thu gom hết ngao chết, làm sạch môi trường và đến tháng 4 thả bù ngao giống. Trong đợt 2, có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn vượt mức cho phép nên ngao bị sốc mặn mà chết.
Theo thông tin từ các địa phương, tính từ đầu năm đến đầu tháng 9/2015, tại Nghệ An đã có 2 đợt ngao chết với tổng diện tích trên 260 ha, thiệt hại ước tính trên 60 tỷ đồng. Người nuôi tôm cũng chịu thiệt hại nặng nề khi có hàng trăm ha tôm bị nhiễm bệnh, chết.
Bên cạnh đó, người nuôi ngao ở địa phương không tuân thủ đúng kỹ thuật, thả với mật độ quá dày (200 - 300 con/m2, theo đúng tiêu chuẩn là 150 con/m2) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngao thiếu thức ăn, sức chống chịu kém…
Tại huyện Quỳnh Lưu, từ đầu năm đến nay cũng đã có 2 đợt ngao bị chết. Theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quỳnh Lưu, ngao chết xuất hiện trên cả 105 ha nuôi của huyện.
Trong tháng 6/2015, ngao chết gây thiệt hại trên 1.500 tấn, chủ yếu tập trung tại các xã Sơn Hải (40 ha), Quỳnh Thuận (40 ha), Quỳnh Thọ (20 ha)…
Trước đó, vào đầu tháng 3, toàn bộ diện tích nuôi ngao của địa phương cũng chết hàng loạt, gây thiệt hại trên 1.000 tấn. Tổng cả hai lần ngao bị chết, địa phương này thiệt hại 50 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do hiện tưởng thủy triều đỏ (đợt 1) và nắng nóng kéo dài, mưa đột ngột (đợt 2)…
Thị xã Hoàng Mai cũng có 8 ha ngao chết, thiệt hại gần 100 tấn. Người nuôi tôm cũng điêu đứng, 152/450 ha tôm bị nhiễm các bệnh đốm trắng, gan tụy; đa phần chết do hạn hán, một số chưa xác định được nguyên nhân.
Trong đó, đợt 1 từ giữa tháng 7 thiệt hại 100 ha, đợt 2 đầu tháng 8 thiệt hại 52 ha. Tôm nhiễm bệnh chủ yếu 40 - 50 ngày tuổi, đã có sản lượng nên bà con vẫn thu hoạch và vớt vát được đồng vốn. Hiện nay, người nuôi đang xử lý ao hồ để chuẩn bị xuống giống đợt 2.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.