Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất 60 tỷ từ ngao

Mất 60 tỷ từ ngao
Ngày đăng: 11/09/2015

Ông Nguyễn Văn Thắng, một hộ nuôi ngao tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc) cho biết, hồi tháng trước sáng 11/8, ông ra thăm bãi nuôi thì phát hiện ngao há miệng, chết rải rác.

Những ngày tiếp theo, 10 ha ngao 6 tháng tuổi chết hàng loạt, thiệt hại 40 - 50% sản lượng ước tính gần 100 tấn. Giá ngao thương phẩm thời điểm hiện tại là 20.000 đồng/kg, tính ra gia đình ông mất trắng gần 2 tỷ đồng.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2015, cả 10 ha ngao 9 tháng tuổi của gia đình ông cũng bị chết khoảng 50 - 60% sản lượng ước thiệt hại gần 3 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính trong vòng chưa đầy 1 năm, gia đình ông Thắng đã mất xấp xỉ 5 tỷ đồng. Hiện ông đang tập trung vệ sinh bãi nuôi chờ thời tiết thuận lợi thả ngao giống.

Tình trạng này cũng diễn ra tại xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) khiến 10 ha ngao của xã này 2 lần chết trắng bãi.

Ông Trần Quốc Cường, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Nghi Lộc cho biết, kết quả xét nghiệm 2 lần của Cơ quan Thú y vùng III đều âm tính với kí sinh trùng Perkinsus nên có thể loại trừ nguy cơ ngao chết do nhiễm dịch.

Trong đợt 1 có hiện tượng “thủy triều đỏ” (thủy triều mang theo rong rêu độc màu đỏ), các chỉ tiêu xét nghiệm về môi trường đều vượt mức cho phép. Vì vậy, cơ quan thú y cho rằng đây là nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt.

Ngành chức năng huyện Nghi Lộc đã khuyến cáo người dân thu gom hết ngao chết, làm sạch môi trường và đến tháng 4 thả bù ngao giống. Trong đợt 2, có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn vượt mức cho phép nên ngao bị sốc mặn mà chết.

Theo thông tin từ các địa phương, tính từ đầu năm đến đầu tháng 9/2015, tại Nghệ An đã có 2 đợt ngao chết với tổng diện tích trên 260 ha, thiệt hại ước tính trên 60 tỷ đồng. Người nuôi tôm cũng chịu thiệt hại nặng nề khi có hàng trăm ha tôm bị nhiễm bệnh, chết.

Bên cạnh đó, người nuôi ngao ở địa phương không tuân thủ đúng kỹ thuật, thả với mật độ quá dày (200 - 300 con/m2, theo đúng tiêu chuẩn là 150 con/m2) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngao thiếu thức ăn, sức chống chịu kém…

Tại huyện Quỳnh Lưu, từ đầu năm đến nay cũng đã có 2 đợt ngao bị chết. Theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quỳnh Lưu, ngao chết xuất hiện trên cả 105 ha nuôi của huyện.

Trong tháng 6/2015, ngao chết gây thiệt hại trên 1.500 tấn, chủ yếu tập trung tại các xã Sơn Hải (40 ha), Quỳnh Thuận (40 ha), Quỳnh Thọ (20 ha)…

Trước đó, vào đầu tháng 3, toàn bộ diện tích nuôi ngao của địa phương cũng chết hàng loạt, gây thiệt hại trên 1.000 tấn. Tổng cả hai lần ngao bị chết, địa phương này thiệt hại 50 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do hiện tưởng thủy triều đỏ (đợt 1) và nắng nóng kéo dài, mưa đột ngột (đợt 2)…

Thị xã Hoàng Mai cũng có 8 ha ngao chết, thiệt hại gần 100 tấn. Người nuôi tôm cũng điêu đứng, 152/450 ha tôm bị nhiễm các bệnh đốm trắng, gan tụy; đa phần chết do hạn hán, một số chưa xác định được nguyên nhân.

Trong đó, đợt 1 từ giữa tháng 7 thiệt hại 100 ha, đợt 2 đầu tháng 8 thiệt hại 52 ha. Tôm nhiễm bệnh chủ yếu 40 - 50 ngày tuổi, đã có sản lượng nên bà con vẫn thu hoạch và vớt vát được đồng vốn. Hiện nay, người nuôi đang xử lý ao hồ để chuẩn bị xuống giống đợt 2.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

01/10/2015
Hiếm như tiêu ở truồng Hiếm như tiêu ở truồng

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

01/10/2015
Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng

Bằng ý chí, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay anh Hồ Văn Thu (thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) đã có một cơ ngơi khá giả, đủ chăm lo cho con cái học hành và giúp dân bản thoát nghèo.

01/10/2015
Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”, 3 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã tích cực phối hợp doanh nghiệp cung ứng hơn 2.000 tấn phân bón NPK cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

01/10/2015
Canon giúp trồng chè Shan tuyết Canon giúp trồng chè Shan tuyết

UBND xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái phối hợp Công ty Canon Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Ngày hội trồng rừng” trên địa bàn xã. Đã có 50ha cây chè Shan tuyết được trồng. Đây là hoạt động thuộc dự án trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”.

01/10/2015