Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái

Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái
Ngày đăng: 19/09/2015

Trái mây rừng ngày một ít

Nhiều tháng nay, hàng ngày vào tầm 14-16 giờ, dọc trục giao thông nối hai huyện Trà Bồng đi Tây Trà (Quảng Ngãi) có khá nhiều thương lái đỗ xe máy đứng chờ ở các ngã rẽ dẫn vào rừng, hoặc chạy chậm dọc theo tuyến đường này để mua trái mây do người dân đi tìm hái về.

Bên lề đường, đoạn đi qua xã Trà Lâm (huyện Trà Bồng), chỉ sau ít phút mặc cả, chị Nguyễn Thị Bi (38 tuổi) thương lái ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng cũng đã mua được toàn bộ số trái mây gần 5kg hái được trong ngày của hai anh Hồ Văn Trim (34 tuổi) và Hồ Văn Sin (29 tuổi) ở xã Trà Lâm.

Trái mây rừng.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Trim bộc bạch: Trái mây có thể hái quanh năm và được thu mua từ lâu nay rồi, thế nhưng giá chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Tuy nhiên thời gian gần đây không chỉ nhiều người đi hỏi mua hơn, mà giá cũng tăng lên 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với trước đó.

Một người khác cho biết: Khoảng chục năm về trước trái mây có rất nhiều, chỉ cần vào các khu vực rừng ở gần hái khoảng hơn 1 buổi, mỗi người cũng được cả chục kg trái.

Thế nhưng gần đây khi cây keo được giá nên người dân phá rừng để trồng cây này, rừng bị thu hẹp phải đi xa, vào núi cao mới có trái mây.

Theo đó số lượng trái hái được cũng giảm hẳn. Gặp chỗ mây nhiều thì hái được 5-6 kg trái/ngày/người, còn bình thường thì 3-4 kg/ngày/người.

Người đi hái, mua trái mây ngày càng nhiều

Với giá mua khá cao như hiện nay, nên thu nhập hàng ngày từ đi hái trái mây của người dân các huyện miền núi Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ... cao hơn gấp 2-4 lần so với tiền công đi làm thuê. Chính vì vậy, số lượng người tham gia đi săn tìm trái mây để hái bán ngày một nhiều.

Điều đáng lo ngại là để hái trái, cách phổ biến nhất mà người dân sử dụng là đốn hạ cả cây. Cùng với nạn chặt phá rừng ồ ạt để lấy đất trồng keo, thì việc săn lùng trái mây, mà đặc biệt là hình thức chặt, đốn hạ cả cây để hái trái đã làm số lượng cây mây rừng ngày một ít dần.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trái mây rừng tuy không thuộc dạng cấm khai thác, thế nhưng để thu hoạch trái này vẫn phải có sự đồng ý của chủ rừng và cho phép của cấp thẩm quyền, cơ quan chức năng huyện, tỉnh.

Theo đó, đối với cá nhân khi khai thác thì phải có sự cho phép UBND huyện; còn tổ chức khai thác là do cấp thẩm quyền của tỉnh cấp phép.

Một thương lái đang thu mua trái mây của người dân.

"Việc khai thác phải tuân thủ theo quy định, không gây ảnh hưởng chung đến môi trường tự nhiên và sự phát triển của rừng. Vì vậy Sở sẽ chỉ đạo cho lực lượng kiểm lâm các huyện miền núi tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hơn việc khai thác loại lâm sản trên", ông Thương thông tin.                                                         

Theo lời các thương lái đi thu mua trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà, số lượng trái mây mua được thường từ 20 - 40 kg/ngày, hôm nhiều thì 50 - 60 kg/ngày.

Toàn bộ số mây mua được đem bán lại cho các đại lý lớn trong vùng. Một số người cho rằng trái mây này được chở ra cửa khẩu để xuất bán sang Trung Quốc để làm cườm đeo tay.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập Quản Lý Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp Còn Nhiều Bất Cập

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

11/11/2014
Sầu Riêng Nghịch Mùa Trúng Giá Sầu Riêng Nghịch Mùa Trúng Giá

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

11/11/2014
Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Xây Dựng 5 Vùng Nguyên Liệu Lúa Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

11/11/2014
Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn Khai Thác Cây Lâm Sản Ngoài Gỗ Gắn Phát Triển Với Bảo Tồn

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

11/11/2014
Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo Thu Hút Các Doanh Nghiệp Tham Gia Tái Cơ Cấu Ngành Lúa Gạo

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…

11/11/2014