Mật Ong Rừng Tràm Xác Lập Giá Mới Ở Cà Mau

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.
Lý giải cho việc giá mật tăng cao, một số hộ chuyên sống bằng nghề gác kèo ong ở Tập đoàn Phong Ngạn 19 Tháng 5 (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho rằng, thời gian gần đây do tình hình rừng tràm khô hạn nặng, người gác mật bị hạn chế vào rừng khai thác mật ong nhằm hạn chế xảy ra cháy rừng nên nguồn mật khan hiếm. Trong khi đó, Hội Nông dân huyện U Minh cho rằng, giá mật tăng cao một phần xuất phát từ nguyên nhân vừa nêu, một phần nhờ mật ong đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh... nên đặc sản này tăng giá.
Được biết, thời điểm cận Tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ tại Cà Mau. Thời gian này, chất lượng mật cực tốt, sản lượng cao hơn so với mật được khai thác vào những tháng mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.