Mật Ong Rừng Tràm Xác Lập Giá Mới Ở Cà Mau

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.
Lý giải cho việc giá mật tăng cao, một số hộ chuyên sống bằng nghề gác kèo ong ở Tập đoàn Phong Ngạn 19 Tháng 5 (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho rằng, thời gian gần đây do tình hình rừng tràm khô hạn nặng, người gác mật bị hạn chế vào rừng khai thác mật ong nhằm hạn chế xảy ra cháy rừng nên nguồn mật khan hiếm. Trong khi đó, Hội Nông dân huyện U Minh cho rằng, giá mật tăng cao một phần xuất phát từ nguyên nhân vừa nêu, một phần nhờ mật ong đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh... nên đặc sản này tăng giá.
Được biết, thời điểm cận Tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ tại Cà Mau. Thời gian này, chất lượng mật cực tốt, sản lượng cao hơn so với mật được khai thác vào những tháng mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 8/2014, kim ngạch XK thủy sản của Ireland sang Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) tăng 34% so với cùng kỳ. Trung Quốc là một thị trường quan trọng đối với hải sản Ireland. Mức độ đô thị hóa cao và tầng lớp trung lưu làm tăng nhu cầu thủy sản an toàn, và thuỷ sản Ireland đáp ứng được nhu cầu này.

5 doanh nghiệp bán lẻ lớn của Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” tại hội thảo “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký ở châu Âu” diễn ra sáng nay (22/7).

Pelagia là công ty thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu duy nhất ở Oslo có lợi nhuận tăng trong quý 3. thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao tài sản (EBITDA) đạt 176,1 triệu NOK, gần gấp 3 lần giá trị 60 triệu NOK của cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi từ 75, 4 triệu NOK lên 134 triệu NOK. Doanh thu thuần tăng 30 triệu NOk lên mức 1,331 tỷ NOK.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.