Mất mùa cam
Nhờ trồng cam, đời sống của người dân khấm khá, nhiều hộ trở thành triệu phú, tỷ phú.
Nhưng vụ cam năm nay, nhiều hộ trồng cam của xã đã phải nếm “trái đắng” khi toàn bộ diện tích cam chỉ đạt năng suất bằng ½ mọi năm.
Tại vườn cam của gia đình ông Nguyễn Văn Bình (thôn 1), khác hẳn cái không khí nhộn nhịp của mùa thu hoạch, vườn cam của gia đình ông có vẻ “đìu hiu”.
Ông Bình cho biết: “Mọi năm, vào thời điểm này, vườn cam nhà tôi nườm nượp khách vào mua hàng nhưng năm nay cam mất mùa, cả vườn chỉ ước vài tấn, số lượng cam giảm 40% so với năm ngoái nên không đáp ứng được nhu cầu thị trường”.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam, ông Nguyễn Văn Tấn lắc đầu buồn bã, bởi vườn cam rộng 2 mẫu của gia đình ông, chỉ đạt sản lượng quả bằng 50% sản lượng quả của năm ngoái.
Mặc dù giá bán cam tăng từ 3.000 - 5.000/kg nhưng năng suất giảm quá nhiều nên nguồn thu của gia đình ông từ cây cam cũng giảm một nửa.
Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, vào các vườn cam tại Quảng Châu, cây nào cây ấy xum xuê quả, nhưng năm nay, cây nào cũng lác đác quả.
Theo những người trồng cam nơi đây, thời điểm cây cam ra hoa lại đúng vào dịp trời mưa nhiều, nên hoa không đậu quả.
Còn những cây ra hoa muộn, khi quả to bằng chén uống nước, gặp thời tiết bất thường, nắng gắt cộng với mưa rào, khiến cây cam rụng trái.
Mặc dù, người trồng cam Quảng Châu đã sử dụng nhiều biện pháp như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để chống rụng trái, đánh bầu… nhưng mọi cố gắng của người dân không chống chịu được với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Toàn xã có trên 40 ha đất trồng cam, trong đó 70% diện tích trồng cam đã cho thu hoạch.
Đa số người dân trong xã trồng cây cam đường canh.
Năm trước, sản lượng cam của toàn xã đạt khoảng 250 tấn nhưng năm nay sản lượng cam chỉ bằng 50% sản lượng cam năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sản lượng giảm là do yếu tố bất thường của thời tiết”.
Năng suất giảm, trong khi chi phí đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng, khiến không ít người trồng cam Quảng Châu phiền lòng.
Ông Bình chia sẻ: “Nếu bán cả vườn cam, số tiền thu về chỉ đủ để thuê người làm và trả tiền phân bón.
Biết không có lãi nhưng do sản xuất bấp bênh, người dân chỉ biết trông ngóng vào thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa”.
Cùng tâm trạng với ông Bình, ông Trần Văn Duy bùi ngùi chia sẻ: “Năm ngoái cam được mùa, người trồng cam chúng tôi rất phấn khởi.
Năm nay, nhiều người thua lỗ nặng vì trồng cam.
Cây cam không những không cho quả mà mưa nắng thất thường, khiến cam trút lá, bộ rễ của cam bị hỏng, nên sau vụ thu hoạch, chúng tôi phải đánh bỏ những cây đó”.
Cam mất mùa không phải là tình cảnh riêng gia đình ông Bình và ông Tấn mà còn là tình trạng chung của tất cả các hộ trồng cam trên vùng đất bãi Quảng Châu.
Khi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết thì nông sản không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn “được giá thì mất mùa, được mùa thì rớt giá”.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 4013/VPCP-KTTH đồng ý với đề nghị miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn nuôi và giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Cây sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, phần rễ mọc dưới đáy ao, hồ… phần lá nổi trên mặt nước hoặc được đứng vững phía trên mặt nước bởi một cuống. Hoa sen mọc trên những cuống dày nhô cao hơn phần lá.

Đến nay, đã vào giữa mùa khai thác hải sản năm 2013, nhưng ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) chỉ đánh bắt được tổng sản lượng 14.800 tấn hải sản các loại, đạt 46,25% kế hoạch năm, giảm 4.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.