Mất Mùa Bí Đỏ

Mặc dù chỉ mới bước vào thu hoạch trên số ít diện tích trồng sớm nhưng người trồng bí đỏ ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) đang phải đối mặt với viễn cảnh mất mùa. Hàng trăm ha bí đỏ toàn lá và hoa, mỗi cây chỉ rải rác vài trái, nhiều cây không cho trái.
Vụ mùa năm 2013, tổng diện tích cây bí đỏ trên toàn huyện Chư Pưh có gần 500 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Phang, Ia Le và thị trấn Nhơn Hòa… Đến thời điểm này, người dân đã bắt đầu thu hoạch trên diện tích trồng nhưng với năng suất rất thấp, giảm khoảng 60-80% so với vụ trước, trong khi giá bí hiện tại trên thị trường dao động từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg (giá cùng thời điểm này năm trước là 7.000 đồng đến 8.000 đồng/kg).
Ông Phạm Văn Bồn-Trưởng thôn Hòa Sơn, xã Ia Phang cho biết: Cùng với cây hồ tiêu, bí đỏ được trồng nhiều với tổng diện tích trên 100 ha. Do cây bí đỏ dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế lại cao nên hầu như hộ nào cũng trồng, hộ trồng nhiều lên đến 4 đến 5 ha, hộ trồng ít cũng khoảng 1 ha.
Tuy nhiên, dù đã được hơn 3 tháng tuổi nhưng chỉ lác đác vài trái, trong khi cây bí sinh trưởng và phát triển rất tốt (vòng đời cây bí đỏ khoảng 4 tháng thì cho thu hoạch). Một số ruộng bí trồng sớm, người dân đã thu hoạch nhưng năng suất khá thấp, 1 ha chỉ thu được hơn 5 tấn, giảm trên 60% so với vụ trước.
Dẫn chúng tôi dạo quanh ruộng bí đỏ (diện tích khoảng 3 ha) đã hơn 3 tháng tuổi khá tươi tốt nhưng chỉ rải rác có vài trái, anh Đinh Công Phương-thôn Hòa Sơn buồn bã cho biết: Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, cây bí sinh trưởng và phát triển rất tốt, ai ngờ gần đến ngày thu hoạch mà mỗi dây bí đỏ chỉ rải rác vài trái.
Theo anh Phương với 3 ha bí đỏ này, vụ trước anh thu được hơn 45 tấn, nhưng năm nay ước chỉ khoảng 15 tấn thôi. Giá bí đỏ tại thời điểm này không đủ bù đắp chi phí đầu tư, chăm sóc ban đầu (chi phí đầu tư giống, phân bón chăm sóc cho 3 ha khoảng gần 40 triệu đồng).
Hộ bà Nguyễn Thị Thoa-thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, khi ruộng bí đỏ khoảng 1 ha hầu như không ra trái. Bà Thoa cho biết: Mặc dù nhiều năm trồng bí đỏ nhưng gia đình chưa biết nguyên nhân do đâu bí lại không ra trái. Gia đình mua giống bí đỏ như vụ trước để trồng, thời tiết diễn biến cũng khá thuận lợi, cây sinh trưởng và phát triển tương đối tốt nhưng bí chỉ ra hoa mà không kết trái, mặc dù gia đình cũng đã mua thuốc kích thích ra trái để phun nhưng vẫn không có kết quả.
Đó cũng là tình cảnh chung của hàng trăm hộ dân trồng bí đỏ trên địa bàn huyện: đối mặt với một vụ mùa thất bát, với sự sụt giảm mạnh về năng suất, sản lượng và cả giá cả. Ngành chức năng cần vào cuộc để xác định rõ nguyên nhân cũng như có hướng hỗ trợ kịp thời cho người dân, tránh ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm đến nay, Trạm Thú y huyện Thuận Nam đã hoàn thành tiêm phòng vắcxin đợt I/2013 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Trong đó, tiêm tụ huyết trùng cho trâu, bò 4.640 con; dê, cừu 9.470 con; heo 1.640 con và tiêm phòng dịch tả cho heo được 1.635 con.

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.