Măng tre Núi Cấm vào mùa thu hoạch rộ

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo một số chủ vườn, hiện giá măng đã xuống thấp, chỉ khoảng 6.000 đồng/kg măng tươi, bằng 1/3 so đầu vụ cách nay khoảng hai tháng. Tuy nhiên, nhờ khoảng thời gian này có mưa nhiều, nên bù lại sản lượng tăng rất mạnh, tạo nên nguồn thu nhập khá cho nhà vườn.
Măng thu hoạch xong được bán cho các chủ vựa để sơ chế, cũng tạo được công ăn việc làm cho một bộ phận công nhân. Một chủ vựa măng dưới chân núi Cấm cho biết, măng tươi được gọt bỏ hết lớp vỏ chỉ còn lõi trắng được thị trường Bình Dương rất chuộng, giá bán ra khoảng 20.000 đồng/kg.
Măng tre trồng trên núi Cấm đã trở thành một thương hiệu đặc sản của An Giang, được người tiêu dùng ở khắp nơi chọn lựa, do có màu trắng tinh khôi, vị ngọt mát, không đắng. Vì thế, ở những thời điểm trái vụ, măng tre Núi Cấm – An Giang tuy khan hiếm vẫn được săn lùng với giá rất cao!
Có thể bạn quan tâm

Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.

Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.