Măng tre Bảy Núi đầu vụ giá cao

Hàng năm cứ dịp này, măng tre Mạnh Tông ở vùng Bảy Núi (An Giang) đã vào vụ rộ, nhưng năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài nên măng tre chậm phát triển hơn 1 tháng so với mọi năm.
Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.
Ông Trần Văn Cần, chủ vựa thu mua măng dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), cho biết: Năm nay lượng măng giảm mạnh, nhiều nơi đến đặt hàng nhưng không đủ cung ứng. Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông chỉ thu mua được khoảng 1 tấn, với giá từ 23.000 – 25.000đ/kg, giảm từ 10-15 tấn so với thời điểm năm ngoái. Thông thường măng có giá cao ở tháng đầu và sau đó giảm dần khi vào vụ, còn 2.000 -3.000đ/kg.
Anh Bùi Chí Hiếu, trồng gần 1ha măng tre Mạnh Tông ở núi Dài, thuộc xã An Hảo, cho biết: Cây tre Mạnh Tông rất dễ trồng. Sau 2 năm bắt đầu cho măng, bình quân mỗi bụi trên 4 năm tuổi cho từ 50 - 80kg/năm. Ước tính bình quân gia đình anh thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trung bình của 5 tháng đầu năm 2015 với mặt hàng thịt gà đông lạnh của Mỹ rẻ hơn hẳn các nước khác.

Khi ngô biến đổi gen được trồng đại trà, sẽ có quy hoạch vùng trồng ngô. Các viện, trường có vai trò giữ gen ngô gốc chứ không phải là người nông dân, PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp nói.

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.