Măng tre Bảy Núi đầu vụ giá cao

Hàng năm cứ dịp này, măng tre Mạnh Tông ở vùng Bảy Núi (An Giang) đã vào vụ rộ, nhưng năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài nên măng tre chậm phát triển hơn 1 tháng so với mọi năm.
Hiện tại hai huyện miền núi có số lượng trồng măng lớn là Tri Tôn và Tịnh Biên đã có măng, giá bán cao gấp 5-10 lần so với vụ rộ.
Ông Trần Văn Cần, chủ vựa thu mua măng dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), cho biết: Năm nay lượng măng giảm mạnh, nhiều nơi đến đặt hàng nhưng không đủ cung ứng. Bình quân mỗi ngày cơ sở của ông chỉ thu mua được khoảng 1 tấn, với giá từ 23.000 – 25.000đ/kg, giảm từ 10-15 tấn so với thời điểm năm ngoái. Thông thường măng có giá cao ở tháng đầu và sau đó giảm dần khi vào vụ, còn 2.000 -3.000đ/kg.
Anh Bùi Chí Hiếu, trồng gần 1ha măng tre Mạnh Tông ở núi Dài, thuộc xã An Hảo, cho biết: Cây tre Mạnh Tông rất dễ trồng. Sau 2 năm bắt đầu cho măng, bình quân mỗi bụi trên 4 năm tuổi cho từ 50 - 80kg/năm. Ước tính bình quân gia đình anh thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm. Mỗi trang trại chăn nuôi sau năm năm tham gia dự án sẽ có đàn bò sữa đạt quy mô từ 50-80 con, có đất trồng cỏ và bắp để cung cấp đủ thức ăn cho đàn bò. FrieslandCampina bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu với mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có gần 4.200 tàu cá các loại. Trong số này đã có trên 533 tàu cá đã được lắp đặt hệ thống liên lạc tầm xa và đã tham gia đánh bắt ở các vùng biển xa và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, sản xuất thủy sản của Vĩnh Phúc thuận lợi, do có mưa nhiều, tình hình dịch bệnh ít xảy ra, giá các loại thủy sản luôn ổn định, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất và nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển đem lại lợi nhuận kinh tế cao.