Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đặng Văn Thiêm, hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Tháng 5-2014, gia đình tôi được nhận hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật để trồng ba sào măng tây xanh. Đến nay, cây đã cho thu hoạch mầm được gần một tháng. Hiện mỗi ngày tôi hái chồi măng một lần, năng suất đạt 5kg/sào, bán với giá 60 nghìn đồng/kg. Số lượng ít nên chỉ bán cho nhà hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên". Hiện tại hộ anh Thiêm đã mở rộng diện tích thêm hơn hai sào nữa.
Theo tài liệu của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Măng dùng làm rau sống, xay sinh tố và chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: Táo bón, đau bàng quang, ung thư, chống lão hóa và béo phì…
Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm, tránh trồng vào mùa lạnh (cây không phát triển). Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng ba tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm. Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước, không sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc mà chỉ dùng phân vi sinh, phân hữu cơ.
Cây có thể cao từ 1,5 - 2m; sau 6 tháng chăm sóc, măng cho thu hoạch chồi hàng ngày (trừ ngày rét dưới 10 độ C), năng suất đạt 3 - 5 kg/sào/ngày. Thời gian cây cho khai thác chồi kéo dài 7 - 10 năm.
Anh Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm mô hình nói: “Đây là giống cây trồng mới, sản phẩm bảo đảm sạch lại bổ dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều hộ dân tại Việt Yên đã tìm hiểu về giống cây này để mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tới. Với giá bán hiện tại từ 40-60 nghìn đồng/kg, cây trồng này giúp nông dân có thu nhập khá; ngoài ra lá cây còn bán được cho các cửa hàng hoa”.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…