Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đặng Văn Thiêm, hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Tháng 5-2014, gia đình tôi được nhận hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật để trồng ba sào măng tây xanh. Đến nay, cây đã cho thu hoạch mầm được gần một tháng. Hiện mỗi ngày tôi hái chồi măng một lần, năng suất đạt 5kg/sào, bán với giá 60 nghìn đồng/kg. Số lượng ít nên chỉ bán cho nhà hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên". Hiện tại hộ anh Thiêm đã mở rộng diện tích thêm hơn hai sào nữa.
Theo tài liệu của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Măng dùng làm rau sống, xay sinh tố và chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: Táo bón, đau bàng quang, ung thư, chống lão hóa và béo phì…
Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm, tránh trồng vào mùa lạnh (cây không phát triển). Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng ba tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm. Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước, không sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc mà chỉ dùng phân vi sinh, phân hữu cơ.
Cây có thể cao từ 1,5 - 2m; sau 6 tháng chăm sóc, măng cho thu hoạch chồi hàng ngày (trừ ngày rét dưới 10 độ C), năng suất đạt 3 - 5 kg/sào/ngày. Thời gian cây cho khai thác chồi kéo dài 7 - 10 năm.
Anh Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm mô hình nói: “Đây là giống cây trồng mới, sản phẩm bảo đảm sạch lại bổ dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều hộ dân tại Việt Yên đã tìm hiểu về giống cây này để mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tới. Với giá bán hiện tại từ 40-60 nghìn đồng/kg, cây trồng này giúp nông dân có thu nhập khá; ngoài ra lá cây còn bán được cho các cửa hàng hoa”.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang điêu đứng trước cảnh tôm thẻ chân trắng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi bỗng dưng chết hàng loạt. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, riêng huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp đã có trên 2.300 ha không tiến hành thả giống đúng thời vụ do thiếu nước.

Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã thả giống 464 ha tôm thâm canh, 1.635 ha cá nước ngọt, 108 ha ngao và tập trung vào chăm sóc, quản lý ao nuôi. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết ban ngày nắng nóng, ban đêm có mưa, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi.

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.