Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Đặng Văn Thiêm, hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Tháng 5-2014, gia đình tôi được nhận hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật để trồng ba sào măng tây xanh. Đến nay, cây đã cho thu hoạch mầm được gần một tháng. Hiện mỗi ngày tôi hái chồi măng một lần, năng suất đạt 5kg/sào, bán với giá 60 nghìn đồng/kg. Số lượng ít nên chỉ bán cho nhà hàng theo hợp đồng ký kết giữa hai bên". Hiện tại hộ anh Thiêm đã mở rộng diện tích thêm hơn hai sào nữa.
Theo tài liệu của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Măng dùng làm rau sống, xay sinh tố và chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: Táo bón, đau bàng quang, ung thư, chống lão hóa và béo phì…
Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm, tránh trồng vào mùa lạnh (cây không phát triển). Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng ba tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm. Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước, không sử dụng phân bón hóa học trong quá trình chăm sóc mà chỉ dùng phân vi sinh, phân hữu cơ.
Cây có thể cao từ 1,5 - 2m; sau 6 tháng chăm sóc, măng cho thu hoạch chồi hàng ngày (trừ ngày rét dưới 10 độ C), năng suất đạt 3 - 5 kg/sào/ngày. Thời gian cây cho khai thác chồi kéo dài 7 - 10 năm.
Anh Nguyễn Văn Thành, chủ nhiệm mô hình nói: “Đây là giống cây trồng mới, sản phẩm bảo đảm sạch lại bổ dưỡng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều hộ dân tại Việt Yên đã tìm hiểu về giống cây này để mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tới. Với giá bán hiện tại từ 40-60 nghìn đồng/kg, cây trồng này giúp nông dân có thu nhập khá; ngoài ra lá cây còn bán được cho các cửa hàng hoa”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ triển khai mô hình ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm biogas và phụ phẩm nông nghiệp, hàng chục xã viên Hợp tác xã Duyên Thái, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội)

Đam mê làm nông nghiệp, ông Võ Văn Chưng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn bỏ vốn lớn đầu tư nhà kính trồng dưa lưới.

Trồng dừa xiêm đỏ làm giàu là cách làm hay của nông dân Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho.

Với mô hình trồng cam, chanh, rừng nguyên liệu kết hợp chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Thọ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) bỏ túi hơn 350 triệu đồng

Dù chỉ có khoảng 2 công đất vừa để ở vừa phục vụ chăn nuôi, nhưng mỗi năm anh Trương Văn Phúc - tỉnh Tiền Giang vẫn có thu nhập gần 1 tỷ đồng