Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi
Ngày đăng: 08/10/2013

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Ở hai ấp 2, 3, hàng chục gia đình chuyên trồng tre với diện tích khoảng 100 ha. Trồng tre điền trúc đầu tư không lớn, lại dễ chăm sóc. Cây ra măng vào mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, rộ nhất vào các tháng 6, 7, 8.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Oanh ở tổ 5, ấp 3, xã Thành Tâm trồng 2 ha tre điền trúc lấy măng. Cách một ngày gia đình chị thu măng một lần. Vào chính vụ mỗi ngày chị thu được khoảng 300kg măng. Giá đầu mùa 26 ngàn đồng/kg, vào chính vụ giảm còn 10 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình chị Oanh thu trên 120 triệu đồng từ bán măng tre. Chị Oanh cho biết: “Mấy năm gần đây giá măng cao nên người dân trồng tre nhiều”. Hiện măng đã cuối vụ nên gia đình chị Oanh đang đầu tư làm cây giống.

Anh Tô Tấn Thành ở ấp 2, xã Thành Tâm gắn bó với tre điền trúc nhiều năm. Anh trồng khoảng 1,5 ha tre lấy măng đang trong thời kỳ khai thác tốt nhất. Mỗi vụ 1 ha tre cho thu 20 tấn măng, trừ chi phí anh Thành thu gần 100 triệu đồng. Cây tre và măng không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, dễ trồng, thu hoạch không phụ thuộc vào thời tiết. Anh Thành cho biết: “Trồng tre một năm đã cho thu hoạch, chỉ cần một người chăm sóc được 2 ha. Giá măng trái mùa 25-26 ngàn đồng/kg. Thu nhập cao mà không sợ rủi ro khi thu hoạch”.

Khác những nông dân trong ấp, vào cuối mùa vụ thì chuyển qua làm cây giống để bán, anh Thành lại chặt những cây tre già, đồng thời đào đất, đắp gốc, bón phân, tưới nước cho cây để thu hoạch mùa măng trái vụ.

Trồng tre lấy măng vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, cây tre rất dễ sống, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Cái hay, cái lợi của trồng tre lấy măng là chỉ cần trồng một lần thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Hơn nữa, tre có thể trồng được ngoài rẫy, vườn, tận dụng diện tích đất ở ven bờ ao, bờ suối.

Vụ măng năm 2012-2013 giá măng tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg, nên những gia đình trồng tre lấy măng rất phấn khởi. Cây tre đã góp phần làm giàu cho nhà nông.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014
Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản Phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần, Tăng Hiệu Quả Khai Thác Hải Sản

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

27/11/2014