Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi
Ngày đăng: 08/10/2013

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Ở hai ấp 2, 3, hàng chục gia đình chuyên trồng tre với diện tích khoảng 100 ha. Trồng tre điền trúc đầu tư không lớn, lại dễ chăm sóc. Cây ra măng vào mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, rộ nhất vào các tháng 6, 7, 8.

Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều Oanh ở tổ 5, ấp 3, xã Thành Tâm trồng 2 ha tre điền trúc lấy măng. Cách một ngày gia đình chị thu măng một lần. Vào chính vụ mỗi ngày chị thu được khoảng 300kg măng. Giá đầu mùa 26 ngàn đồng/kg, vào chính vụ giảm còn 10 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình chị Oanh thu trên 120 triệu đồng từ bán măng tre. Chị Oanh cho biết: “Mấy năm gần đây giá măng cao nên người dân trồng tre nhiều”. Hiện măng đã cuối vụ nên gia đình chị Oanh đang đầu tư làm cây giống.

Anh Tô Tấn Thành ở ấp 2, xã Thành Tâm gắn bó với tre điền trúc nhiều năm. Anh trồng khoảng 1,5 ha tre lấy măng đang trong thời kỳ khai thác tốt nhất. Mỗi vụ 1 ha tre cho thu 20 tấn măng, trừ chi phí anh Thành thu gần 100 triệu đồng. Cây tre và măng không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, dễ trồng, thu hoạch không phụ thuộc vào thời tiết. Anh Thành cho biết: “Trồng tre một năm đã cho thu hoạch, chỉ cần một người chăm sóc được 2 ha. Giá măng trái mùa 25-26 ngàn đồng/kg. Thu nhập cao mà không sợ rủi ro khi thu hoạch”.

Khác những nông dân trong ấp, vào cuối mùa vụ thì chuyển qua làm cây giống để bán, anh Thành lại chặt những cây tre già, đồng thời đào đất, đắp gốc, bón phân, tưới nước cho cây để thu hoạch mùa măng trái vụ.

Trồng tre lấy măng vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, cây tre rất dễ sống, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Cái hay, cái lợi của trồng tre lấy măng là chỉ cần trồng một lần thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Hơn nữa, tre có thể trồng được ngoài rẫy, vườn, tận dụng diện tích đất ở ven bờ ao, bờ suối.

Vụ măng năm 2012-2013 giá măng tăng từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg, nên những gia đình trồng tre lấy măng rất phấn khởi. Cây tre đã góp phần làm giàu cho nhà nông.


Có thể bạn quan tâm

Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

07/06/2014
Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…

17/05/2014
Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.

07/06/2014
Nuôi Ong Giữa Vườn Cà Phê Nuôi Ong Giữa Vườn Cà Phê

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại thì mô hình nuôi ong giữa vườn cà phê đang được nhiều người dân xã Bình Thạnh (Đức Trọng - Lâm Đồng) áp dụng. Nghề nuôi ong đang đem lại nguồn thu nhập để nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

17/05/2014
Cá Tra Phát Triển Trong Sự Hỗn Loạn Cá Tra Phát Triển Trong Sự Hỗn Loạn

Thế nhưng, do phát triển nóng, chưa có quy hoạch và các doanh nghiệp xuất khẩu chưa cùng nhìn nhau về một hướng nên đến nay, nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra liên tục gặp khó.

07/06/2014