Măng cụt cuối vụ giá tăng nhẹ
Thời điểm này, lượng măng cụt trong dân không còn nhiều cũng là lúc giá măng cụt nhích lên mức 23.000 đồng/kg, cân sô tại vườn, tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với nửa tháng trước. Theo các nhà vườn, năm nay thời tiết thuận lợi, măng cụt có năng suất nên dù giá thấp nhưng thu nhập cũng tương đối.
Điển hình như nhà vườn Phạm Văn Lý, ở ấp Nhơn Thuận 1A, xã Nhơn Nghĩa A, trồng 42 cây măng cụt được 15 năm tuổi, trên diện tích 3 công bờ, thời điểm thu hoạch rộ, ông bán giá 22.000 đồng/kg, nhưng năm nay vườn măng cụt này cũng cho thu nhập hơn 40 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.