Mãng Cầu Vẫn Là Loại Trái Cây Có Giá

Những ngày này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang cố gắng mở rộng diện tích mãng cầu ta trong toàn tỉnh lên vài ngàn ha thay vì 2.000 ha như hiện nay. Người dân được khuyến khích thâm canh mãng cầu qua việc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh giúp nông dân thực hiện những khu vườn mãng cầu thí điểm mà năng suất đạt 7 tấn trái/vụ, với giá bán tùy theo loại, từ 12 - 32 ngàn đồng/kg. Ước tính người trồng mãng cầu thu lãi trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Điều đó, càng gợi nhớ đến mùa mãng cầu ở Bình Thuận nhiều năm trước đây. Có thể nói, đất ở Bình Thuận đa phần là đất cát pha, đặc biệt thích hợp với mãng cầu ta. Khoảng 20 năm trước, đi bất cứ đâu trong tỉnh cũng gặp mãng cầu. Mãng cầu của các xã: Phong Nẫm, Tiến Lợi… vùng ven Phan Thiết, bao giờ cũng to trái và ngọt dịu, sánh ngang mãng cầu Mương Mán (Hàm Thuận Nam), Tân Bình (La Gi).
Hồi phương tiện đi lại còn khó khăn, những ai đã một lần đi tàu hỏa tại ga Mương Mán, chắc hẳn sẽ không bao giờ quên hình ảnh các chị, các em ngồi dọc trên lối đi của ga bán mãng cầu. Những rổ mãng cầu Mương Mán ngày ấy đã níu chân nhiều khách trong Nam, ngoài Bắc, cũng như nhiều người không ngại mua về làm quà cho người thân vì nó ngọt thanh. Mãng cầu ta ở Bình Thuận nói chung chỉ thật sự teo tóp diện tích trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, khi cây thanh long giúp cho nhiều nông dân làm giàu, hoặc dư dật. Nhiều người đã chặt mãng cầu trồng thanh long.
Tuy vậy, ở một vài nơi, bằng sự tinh tường, nông dân vẫn giữ lại một số vườn mãng cầu và thực hành sản xuất trái vụ. Người nông dân bón phân hữu cơ cho cây vài tháng trước khi Noel hoặc tết đến, cũng như lặt lá (phun thuốc) để kích thích mãng cầu ra trái vào mùa đông thay vì mùa mưa như chính vụ. Một ký mãng cầu bán trong dịp tết từ 40 - 50 ngàn đồng, gấp 3 lần giá chính vụ, vì vậy, thu nhập của người trồng mãng cầu trái vụ thường cao. Hai thôn: Hồ Tôm và Phước Thọ của xã Tân Phước (La Gi) là nơi có khoảng 30 hộ dân chuyên trồng mãng cầu trái vụ.
Trước mỗi cái tết, sau một vụ mãng cầu trái vụ, trừ chi phí, mỗi hộ dân thu trên, dưới 20 triệu đồng/sào. Mới đây, tại Hội chợ trái cây Nam bộ, sức tiêu thụ của mãng cầu vẫn cao. Điều đó chứng tỏ: Chưa lúc nào người dân quên trái mãng cầu. Câu chuyện trồng mãng cầu ở Bà Rịa - Vũng Tàu là một gợi ý để nông dân Bình Thuận cân nhắc có nên chặt đi các vườn cây ăn trái khác để trồng thanh long, khi mà giá cả thanh long đang bấp bênh, xu hướng cung nhiều hơn cầu?
Có thể bạn quan tâm

Ở giữa những vạt rừng âm u của xã Sì Lở Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) có một người đàn ông Dao từ khó nghèo đã vươn lên trở thành triệu phú và vẫn hoàn thành xuất sắc trọng trách phó “thủ lĩnh” Hội ND xã, được bà con tin yêu...

Trong khi người dân 2 xã Đông, xã Lơ Ku (Kbang , Gia lai) vẫn chưa nhận được tiền đền bù từ vụ bắp (ngô) không có hạt thì đến lượt người dân xã Đăk Pơ Pho huyện Kon Chro của tỉnh này cũng khốn đốn bởi 2 giống bắp NK 67, NK 7328.

Khi chúng tôi đến, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm mồ hôi nhễ nhại, đang mải miết kéo lưới bắt cá; trên bờ bà con nông dân nói cười hồ hởi, chờ để nhận con giống về nuôi. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Nghề cá phường Hà An (TX Quảng Yên) vui vẻ nói với chúng tôi: “Khi nhận được tin Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản đã sản xuất thành công giống cá đối mục, bà con chúng tôi ai cũng mừng, cứ như sắp có một mùa bội thu lớn vậy.

Nhằm chọn lọc đàn dê địa phương để tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, Sở KH&CN Bắc Kạn đã phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3 năm (2011 - 2013). Địa điểm thực hiện tại xã Hoà Mục huyện Chợ Mới, xã Nông Thượng thị xã Bắc Kạn.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.