Mặn xâm nhập sâu và kéo dài đến tháng 5/2016

Các vùng cách biển 45 - 65km từ tháng 1/2016 đến tháng 4 - 5/2016 có khả năng bị mặn cao (> 4g/l) xâm nhập.
Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016.
Các vùng cách biển xa hơn 65 - 70km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường và nước mặn nồng độ dưới 4g/l ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Mùa khô năm 2015 - 2016 mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài, đe dọa diện tích lúa các huyện ven biển Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải
Như vậy, mùa khô 2015 - 2016, dự báo mặn sẽ đến sớm (tháng 12/2015), xâm nhập sâu và kéo dài suốt mùa (đến tận tháng 4 - 5/2016).
Theo khuyến cáo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vụ lúa đông xuân năm 2015 - 2016 sẽ bị mặn xâm nhập sớm.
Dự báo các vùng ven biển, các cù lao tỉnh Trà Vinh...
thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất lúa và sinh hoạt cho người dân…
Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh những tháng mùa khô năm 2015 - 2016.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đề nghị tất cả các địa phương ở ĐBSCL cần phải có kế hoạch triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn ở thế chủ động ngay từ thời điểm hiện nay là cuối mùa mưa - đầu mùa khô, nhất là quản lý điều tiết nước và vận hành cống, làm tốt công tác thông tin, dự báo mặn, có giải pháp sử dụng nguồn nước (bơm tưới chống hạn), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, do sợ dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng đã chuyển từ ăn thịt gà sang thịt heo. Nhờ đó giá heo tăng cao, nông dân phấn khởi tái đàn.

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.

Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Đặc biệt là bước sang những tháng đầu năm 2014, diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp của huyện tăng hơn 50% (khoảng 153 ha) so với năm 2013, nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 435 ha.