Mặn xâm nhập sâu và kéo dài đến tháng 5/2016

Các vùng cách biển 45 - 65km từ tháng 1/2016 đến tháng 4 - 5/2016 có khả năng bị mặn cao (> 4g/l) xâm nhập.
Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016.
Các vùng cách biển xa hơn 65 - 70km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường và nước mặn nồng độ dưới 4g/l ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Mùa khô năm 2015 - 2016 mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài, đe dọa diện tích lúa các huyện ven biển Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải
Như vậy, mùa khô 2015 - 2016, dự báo mặn sẽ đến sớm (tháng 12/2015), xâm nhập sâu và kéo dài suốt mùa (đến tận tháng 4 - 5/2016).
Theo khuyến cáo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vụ lúa đông xuân năm 2015 - 2016 sẽ bị mặn xâm nhập sớm.
Dự báo các vùng ven biển, các cù lao tỉnh Trà Vinh...
thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất lúa và sinh hoạt cho người dân…
Để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh những tháng mùa khô năm 2015 - 2016.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đề nghị tất cả các địa phương ở ĐBSCL cần phải có kế hoạch triển khai công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn ở thế chủ động ngay từ thời điểm hiện nay là cuối mùa mưa - đầu mùa khô, nhất là quản lý điều tiết nước và vận hành cống, làm tốt công tác thông tin, dự báo mặn, có giải pháp sử dụng nguồn nước (bơm tưới chống hạn), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.