Mận Sơn La Trúng Mùa, Được Giá

Đến hẹn lại lên, thời điểm này mùa vụ thu hoạch của mận hậu Sơn La. Năm nay, thời tiết thuận lợi bà con nông dân lại được mùa, có lãi, giá bán buôn trung bình từ 5 -7 nghìn đồng/kg.
Những năm gần đây mận Sơn La đã tạo dựng được thương hiệu riêng từ chính chất lượng. Thời tiết năm nay nắng sớm nên mận chín sớm, quả nhỏ hơn mọi năm nhưng lại cho năng suất cao hơn. Người thu mua từ tận dưới xuôi lên đây chọn mua, đóng thùng mang về. Người trồng mận chỉ bán ở ngay tận vườn chứ không phải tìm kiếm khách mua vất vả như trước.
Chị Hoàng Thị Tâm từ Hà Nội lên tận Sơn La thu mua mận cho biết: “Mận Sơn La tuy giá cao hơn những nơi khác nhưng khách hàng khi đã ăn một lần thì sẽ quay lại mua, khác hẳn với các loại mận khác. Tôi mua mận chọn từng quả đem về xuôi bán, hàng được giao cho cả khách ở Hải Phòng, Hải Dương… Khách mua buôn lại mà cũng tranh nhau lấy vì bán bao nhiêu cũng hết”.
Mận Sơn La có hai loại là mận Chiềng cọ và mận Chiềng Đen - lấy theo tên của hai xã trồng mận lớn nhất ở đây. Cả hai loại đều có đặc điểm quả ngọt, đều và màu đỏ mọng nhưng vẫn rất giòn. Mận loại thường thu mua tại vườn có giá trung bình 5.000 đồng/kg, nếu mua loại chọn từng quả thì có giá 10.000 đồng/kg. Mận của chị Tâm được nhập từ vườn của anh Lò Văn Khải ở Bản Tam - xã Chiềng Đen - Sơn La.
Gia đình anh Khải có khoảng 4 ha đất trồng mận. Với giá như hiện nay thì anh có thể lãi 40-50 triệu/ha - đây là con số rất khả quan với người nông dân. Tính hết chi phí mận đến tay người tiêu dùng thường có giá 25- 30 nghìn đồng/kg mới có lãi. Giá này đươc cho là hợp lý cho cả người mua lẫn người trồng mận.
Lý giải cho việc mận Sơn La năm nay được giá hơn so với mọi năm, những người trồng mận cho biết, do tay nghề trồng đã được nâng cao cho chất lượng quả tốt hơn và từ trước đó thương lái Trung Quốc đã thu mua quả từ khi còn xanh về làm ô mai.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.

Tin vui cho nông dân ĐBSCL trong những ngày giáp Tết, ngày 13/2, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1180/VPCP-KTTH gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo vụ ĐX 2014-2015.

Thời gian qua nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên nghề nuôi tôm ở nước ta còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, kiểm soát môi trường, truy xuất nguồn gốc…