Mận Sơn La Trúng Mùa, Được Giá

Đến hẹn lại lên, thời điểm này mùa vụ thu hoạch của mận hậu Sơn La. Năm nay, thời tiết thuận lợi bà con nông dân lại được mùa, có lãi, giá bán buôn trung bình từ 5 -7 nghìn đồng/kg.
Những năm gần đây mận Sơn La đã tạo dựng được thương hiệu riêng từ chính chất lượng. Thời tiết năm nay nắng sớm nên mận chín sớm, quả nhỏ hơn mọi năm nhưng lại cho năng suất cao hơn. Người thu mua từ tận dưới xuôi lên đây chọn mua, đóng thùng mang về. Người trồng mận chỉ bán ở ngay tận vườn chứ không phải tìm kiếm khách mua vất vả như trước.
Chị Hoàng Thị Tâm từ Hà Nội lên tận Sơn La thu mua mận cho biết: “Mận Sơn La tuy giá cao hơn những nơi khác nhưng khách hàng khi đã ăn một lần thì sẽ quay lại mua, khác hẳn với các loại mận khác. Tôi mua mận chọn từng quả đem về xuôi bán, hàng được giao cho cả khách ở Hải Phòng, Hải Dương… Khách mua buôn lại mà cũng tranh nhau lấy vì bán bao nhiêu cũng hết”.
Mận Sơn La có hai loại là mận Chiềng cọ và mận Chiềng Đen - lấy theo tên của hai xã trồng mận lớn nhất ở đây. Cả hai loại đều có đặc điểm quả ngọt, đều và màu đỏ mọng nhưng vẫn rất giòn. Mận loại thường thu mua tại vườn có giá trung bình 5.000 đồng/kg, nếu mua loại chọn từng quả thì có giá 10.000 đồng/kg. Mận của chị Tâm được nhập từ vườn của anh Lò Văn Khải ở Bản Tam - xã Chiềng Đen - Sơn La.
Gia đình anh Khải có khoảng 4 ha đất trồng mận. Với giá như hiện nay thì anh có thể lãi 40-50 triệu/ha - đây là con số rất khả quan với người nông dân. Tính hết chi phí mận đến tay người tiêu dùng thường có giá 25- 30 nghìn đồng/kg mới có lãi. Giá này đươc cho là hợp lý cho cả người mua lẫn người trồng mận.
Lý giải cho việc mận Sơn La năm nay được giá hơn so với mọi năm, những người trồng mận cho biết, do tay nghề trồng đã được nâng cao cho chất lượng quả tốt hơn và từ trước đó thương lái Trung Quốc đã thu mua quả từ khi còn xanh về làm ô mai.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Trước và trong tết Nguyên Đán, tại các xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) xuất hiện tình trạng gia cầm, chủ yếu là gà bị ốm, chết bất thường.

Hiện nay trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 400 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cho thu nhập khá, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Ngã Oác và Bào Hầm.

Những tưởng vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ có gió, sóng và sản vật từ biển, nhưng rất lạ ở nơi này còn nuôi được heo rừng – vật nuôi chỉ thường nuôi ở vùng núi, trung du. Dẫu chưa phải là phổ biến song việc con heo rừng đang thích ứng tốt với điều kiện sống ở đây như một thí nghiệm hay cần được tiếp tục nghiên cứu…

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.