Mận Sapa tím bầm đích thị hàng Tàu đội lốt

Theo ghi nhận của PV, dọc các tuyến đường như: Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), Giải Phóng (Hoàng Mai),... loại mận tím bầm, quả to bằng nắm tay, trong ruột có màu vàng, ăn ngọt đang được bày bán tràn lan với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Để thu hút khách mua, người bán thường treo biển quảng cáo “mận ngọt Sapa”.
Tuy nhiên, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, khẳng định, loại mận khủng tím bầm, quả to bằng cả nắm tay đang được bán tràn lan ở Hà Nội không phải là mận được trồng ở Sapa (Lào Cai).
Theo ông Tuấn, Lào Cai có khá nhiều loại mận như: mận Tam Hoa, mận hậu, mận tím (loại quả nhỏ), với thời gian bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 5 đến giữa tháng 7, cuối tháng 7 là hết vụ mận các loại.
Mận tím Sapa vẫn được bày bán tràn lan tại Hà Nội mặc dù đã hết mùa cách đây gần 2 tháng
Ông Tuấn cũng cho hay, ở Lào Cai cũng có loại mận tím đen, ăn rất ngọt nhưng quả nhỏ, chỉ tương đương loại mận Tam Hoa. Có khi cân vài quả mới được một lạng. Tuy nhiên, loại này cũng đã hết mùa từ lâu.
Như vậy, mận Lào Cai đã hết mua được khoảng 2 tháng nay. Vậy loại mận tím khủng được bán tại Hà Nội có xuất xứ từ đâu?
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai) cho biết, loại mận tím đen, quả to khủng và cả mận tím loại nhỏ đang được bán ở Hà Nội đều là mận của Trung Quốc được dân buôn nhập về qua cửa khẩu Lào Cai.
Ông Hoàng cho biết, hiện nay, mận này vẫn đang được nhập về qua cửa khẩu, song, số lượng nhập về không còn nhiều như thời điểm cách đây khoảng 1 tháng bởi bên Trung Quốc, mận tím khủng đã bước vào thời điểm cuối mùa.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn) và vùng VIII (Lào Cai), tính từ đầu mùa mận đến cuối mùa mận năm nay, mận Trung Quốc được nhập về Việt Nam với số lượng 4.206 tấn mận các loại. Trong đó, mận Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu với số lượng khoảng 3.668 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.