Mận Sapa tím bầm đích thị hàng Tàu đội lốt

Theo ghi nhận của PV, dọc các tuyến đường như: Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), Giải Phóng (Hoàng Mai),... loại mận tím bầm, quả to bằng nắm tay, trong ruột có màu vàng, ăn ngọt đang được bày bán tràn lan với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Để thu hút khách mua, người bán thường treo biển quảng cáo “mận ngọt Sapa”.
Tuy nhiên, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, khẳng định, loại mận khủng tím bầm, quả to bằng cả nắm tay đang được bán tràn lan ở Hà Nội không phải là mận được trồng ở Sapa (Lào Cai).
Theo ông Tuấn, Lào Cai có khá nhiều loại mận như: mận Tam Hoa, mận hậu, mận tím (loại quả nhỏ), với thời gian bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 5 đến giữa tháng 7, cuối tháng 7 là hết vụ mận các loại.
Mận tím Sapa vẫn được bày bán tràn lan tại Hà Nội mặc dù đã hết mùa cách đây gần 2 tháng
Ông Tuấn cũng cho hay, ở Lào Cai cũng có loại mận tím đen, ăn rất ngọt nhưng quả nhỏ, chỉ tương đương loại mận Tam Hoa. Có khi cân vài quả mới được một lạng. Tuy nhiên, loại này cũng đã hết mùa từ lâu.
Như vậy, mận Lào Cai đã hết mua được khoảng 2 tháng nay. Vậy loại mận tím khủng được bán tại Hà Nội có xuất xứ từ đâu?
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai) cho biết, loại mận tím đen, quả to khủng và cả mận tím loại nhỏ đang được bán ở Hà Nội đều là mận của Trung Quốc được dân buôn nhập về qua cửa khẩu Lào Cai.
Ông Hoàng cho biết, hiện nay, mận này vẫn đang được nhập về qua cửa khẩu, song, số lượng nhập về không còn nhiều như thời điểm cách đây khoảng 1 tháng bởi bên Trung Quốc, mận tím khủng đã bước vào thời điểm cuối mùa.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn) và vùng VIII (Lào Cai), tính từ đầu mùa mận đến cuối mùa mận năm nay, mận Trung Quốc được nhập về Việt Nam với số lượng 4.206 tấn mận các loại. Trong đó, mận Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu với số lượng khoảng 3.668 tấn.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ra quyết định phê duyệt danh sách các cơ sở đủ điều kiện tham gia “Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015”. Theo đó, 4 cơ sở đủ điều kiện gồm: cơ sở Nguyễn Văn Tạc (tổ 1, ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng, huyện Long Điền);

Việt Nam có 7 sản phẩm nông sản (tiêu, cà phê, điều, gạo, cao su, thủy sản, trà) và 12 loại cây, con có năng suất cao đứng vào top đầu của thế giới. Với những kết quả ấy, lẽ ra nông dân Việt Nam phải giàu, thế nhưng, họ lại là những người có mức thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh...

Ngư dân Quảng Ngãi đã từng “bóp bụng” trước sự ép giá của “đầu nậu” vì hải sản bảo quản chưa tốt trong các chuyến đánh bắt xa bờ. Theo tinh thần của Nghị định 67 cho vay với số tiền lớn để đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi, Quảng Ngãi đang hướng ngư dân đầu tư thiết bị hiện đại để bảo quản hải sản trên tàu đánh bắt xa bờ.

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.