Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mãn nhãn với Lễ hội cam Cao Phong

Mãn nhãn với Lễ hội cam Cao Phong
Ngày đăng: 01/12/2015

Huyện Cao Phong (Hòa Bình) là một trong những vùng có diện tích trồng cam tập trung lớn nhất cả nước với khoảng 1700ha.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong, ông Phạm Văn Long – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nói:

“Lễ hội cam năm 2015 lần đầu tiên được tổ chức là dịp để nông dân trồng cam ở Cao Phong khẳng định thương hiệu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ hội để bà con nông dân gặp gỡ với các doanh nghiệp, thu hút đầu tư vốn sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm, hướng tới sản xuất cam tập chung theo chuỗi giá trị hàng hóa”.

Lễ hội Cam Cao Phong quy tụ hơn 40 gian hàng trưng bày cam quýt từ 12 xã, thị trấn trong huyện Cao Phong.

Lễ hội Cam Cao Phong quy tụ hơn 40 gian hàng từ 12 xã trong huyện Cao Phong, các sản phẩm trưng bày chủ yếu là cam lòng vàng, cam canh, cam Cara Cara, bưởi diễn, chanh đào,… Riêng trong sáng 28.11, đã có gần 20 tấn cam của bà con được tiêu thụ tại lễ hội.

Không chỉ có cam và các loại cây có múi khác ở Cao Phong, bên lề lễ hội còn diễn ra Hội nghị giới thiệu một số nông sản hàng hóa tỉnh Hòa Bình với những gian hàng trưng bày các sản vật của nhiều địa phương trong tỉnh như rượu cần, mật ong rừng, rau sạch, chè, váy áo và các sản phẩm từ dệt thổ cẩm,…

Lễ hội cam Cao Phong năm nay đã thu hút hàng ngàn khách tham quan đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Đến với lễ hội, du khách vừa được “đã mắt” ngắm những gian hàng trưng bày cam quýt và các loại hoa quả có múi đặc sản nơi đây, vừa được thỏa sức nếm thử mùi vị ngọt đậm đà, giòn thơm đặc trưng của cam Cao Phong hoặc mua về những trái cam, trái bưởi thơm ngon với giá hợp lí nhất làm quà cho người thân, bạn bè.

Du khách Trần Hải Yến (Phường Tân Hòa, TP Hòa Bình) đến tham quan Lễ hội và mua về 50kg cam lòng vàng, chị hào hứng chia sẻ: “Tôi và gia đình đều thích ăn cam Cao Phong từ nhiều năm nay, cam vừa ngọt, vừa giòn lại có hương thơm khác với cam ở nơi khác.

Lễ hội cam được tổ chức không chỉ khiến nông dân trồng cam vui mà khách như chúng tôi cũng rất vui.

Vui vì thấy sản phẩm của bà con tỉnh mình được quảng bá rộng rãi, vui vì được thưởng thức cam ngon chính hiệu”.

Lễ hội khai mạc lúc 8h sáng ngày 28.11 tại nhà văn hóa huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Chào đón du khách là tiết mục chiêng đặc sắc của các thiếu nữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.

Các doanh nghiệp kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong dưới sự chứng kiến của đại biểu cùng bà con tại Lễ hội.

Ông Bùi Văn Tỉnh – Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình cùng đại biểu thăm một gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ hội.

Ngoài cam, Lễ hội còn có các mặt hàng cây ăn quả có múi khác của địa phương như bưởi Diễn, chanh đào, quýt,…

Các gian hàng được trang trí đẹp mắt để vừa thu hút khách tham quan vừa tham gia dự thi dành cho các vườn cam và gian hàng tham gia Lễ hội.

Du khách đến tham quan Lễ hội có thể mua về cho mình những sản phẩm ưng ý.

Cam lòng vàng là một trong những sản phẩm đặc trưng nổi tiếng của Cao Phong, cam được bán tại lễ hội với giá 35-40 nghìn đồng/kg.

Ngoài chanh đào tươi, các gian hàng còn giới thiệu sản phẩm chanh đào đã được chế biến.

Bênh cạnh các sản phẩm từ cây ăn quả có múi của Cao Phong, trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra Hội nghị giới thiệu các sản vật từ nhiều địa phương khác của tỉnh Hòa Bình.


Có thể bạn quan tâm

Đã Khống Chế Triệt Để Gia Cầm Nhập Lậu Đã Khống Chế Triệt Để Gia Cầm Nhập Lậu

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

07/12/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ Phát Triển Chăn Nuôi Gian Nan Bài Toán Giống Tại Chỗ

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.

07/12/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường Phát Triển Chăn Nuôi Gắn Với Bảo Vệ Môi Trường

Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.

07/12/2013
Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

07/12/2013
Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

08/12/2013