Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ma Trận Bơm Chích Tạp Chất Vào Tôm

Ma Trận Bơm Chích Tạp Chất Vào Tôm
Ngày đăng: 10/03/2012

Thủ đoạn tinh vi

Giữa tháng 2 năm nay, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện và bắt giữ gần 1 tấn tôm bơm chích tạp chất. Còn các tỉnh khác ở ven biển ĐBSCL cũng bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu đến cả chục tấn tôm tương tự. Trước đó, Cà Mau phát hiện 71 vụ, tịch thu trên 20 tấn tôm bơm tạp chất và phạt hành chính nhiều đối tượng khác cũng vài chục triệu đồng.

Để tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi đến khu vực xã Tân Phong, huyện Giá Rai, Bạc Liêu gặp bà N.T.H - một thương lái buôn tôm. Bà H kể lại: “Cách đây không lâu, có vụ bơm chích tạp chất xảy ra tại đây. Một nhóm người bị lực lượng kiểm tra liên ngành của tỉnh ập vào nhà chứa tôm bơm chích, làm họ kéo nhau chạy tán loạn và phi tang chứng cứ rất nhanh”.

Bà H còn chia sẻ, từ vụ đó đến nay, địa bàn im ắng hơn, nhưng xuất hiện tình trạng trên ở nơi khác. Theo đánh giá, dân bơm tạp chất rất tinh vi, xảo quyệt và khó phát hiện. Bà Trần Thị Bện - ngụ phường 9, TP.Cà Mau (Cà Mau) nói: “Các “ổ” bơm chích rất khó phát hiện, vì luôn được canh chừng cẩn mật, động tĩnh tý là các đối tượng tránh ngay”.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng - cán bộ Sở NNPTNT Cà Mau cho biết: “Con tôm sau khi bơm tạp chất (chủ yếu là agar - rau câu) sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Nhóm người mua gian, bán lận sẽ ướp nước đá, chuẩn bị gom đủ số lượng, rồi mới đem bán”. Theo ông Hoàng, nơi tổ chức bơm chích thường kín đáo, không cho người lạ vào, có người canh cẩn mật, khó tiếp cận.

Khó xử lý

Ông Nguyễn Thanh Hải - Chánh Thanh tra Sở NNPTNT Bạc Liêu, xác nhận: Tôm bơm tạp chất đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh tôm nguyên liệu trong vùng, khiến hoạt động xuất khẩu tôm không an tâm. Trên thực tế, tại nhiều địa phương, liên tục thời gian khá dài đã xảy ra nhiều vụ bơm chích tôm với khối lượng lớn bị quần chúng nhân dân phát hiện, báo lực lượng chức năng bắt giữ.

Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Cuối năm 2009, chúng ta đã phải trả giá đắt khi hơn 40 container tôm xuất khẩu bị ách tắc tại cửa khẩu Móng Cái do bị bơm chích. Do đó, bây giờ chúng ta cần tăng cường kiểm soát gắt gao hơn”.

 Làm ăn gian lận, móc túi khách hàng bạc tỷ nhờ tăng trọng từ bơm “agar-rau câu” mà bị phạt thấp là vô lý.

Ông Võ Hồng Ngoãn - Chủ Trang trại nuôi tôm Sáu Ngoãn (Bạc Liêu)

Còn theo ông Lê Thanh Hải thì bấy lâu nay, lực lượng bắt được tôm bơm chích chủ yếu từ xe tải đang trên đường vận chuyển tôm đi các nơi. Còn bắt quả tang tại cơ sở chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù năm 2010 đã có 11 DN bơm chích bị đưa vào danh sách “đen” về bơm chích tạp chất, nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa tới nơi, tới chốn.

Báo cáo của các Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, tại các vùng giáp ranh giữa các tỉnh rất khó kiểm soát, nên tình trạng tôm bơm tạp chất được đánh giá là diễn biến phức tạp. Trong khi đánh giá của ông Trần Văn Ân - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu), sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các địa phương, ngành chức năng chính là nguyên nhân khó ngăn chặn tệ nạn này. Đặc biệt trong tháng 2, 3, 4 do giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng mạnh, trong khi đó lực lượng chức năng mỏng càng trở nên khó kiểm soát tệ nạn mua bán gian lận kiểu này.


Có thể bạn quan tâm

Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt Bầu Bí Trồng Chơi Ăn Thiệt

Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

23/06/2013
Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

23/06/2013
Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

28/05/2013
Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

24/06/2013
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

24/06/2013