Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).
Trước những kết quả đáng phấn khởi, năm nay huyện mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000 ha, tăng 192 ha so với năm 2011. Tính đến giai đoạn này, diện tích thả nuôi toàn huyện là 750 ha.
Nhiều năm trước đây, do người dân nuôi đồng loạt nên lượng tôm giống không cung ứng đủ, gây sốt giá. Rút kinh nghiệm, người dân đã thực hiện nuôi tôm rải vụ để hạn chế tình trạng thiếu giống cục bộ, tránh tình trạng mua con giống trôi nổi ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
Có kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng con giống, ông Lê Thành Công - xã Phú Thành B cho biết: “Với tôi, con giống là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi sản xuất, nên bản thân rất quan tâm đến việc chọn lựa những con giống tốt để hạn chế thấp nhất những rủi ro. Năm nay, giá tôm giống dao động từ 220 - 240 đồng/con, tăng khoảng 40 đồng/con so với năm rồi”.
Mặc dù, hiện tượng sốt tôm giống đã giảm nhưng cán cân cung cầu vẫn chưa được cân bằng, người dân phải tìm đến những con giống nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan. Ông Nguyễn Quang Minh cho biết: “Hiện nay, mặc dù huyện đã sắp xếp lịch rải vụ cho việc thả nuôi tôm càng xanh để nhằm hạn chế tình trạng sốt con giống, nhưng theo tính toán thì các cơ sở cung ứng tôm giống trong và ngoài tỉnh chỉ đáp ứng tối đa 80%, do đó người dân phải nhập tôm giống từ các nước khác. Ngoài ra, hiện nay cũng có những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không đủ điều kiện đáp ứng việc cải thiện đàn tôm bố mẹ mà sử dụng giống tôm trôi nổi làm tôm bố mẹ để sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tôm mà người nuôi cần chú ý ”.
Để tạo điều kiện cho tôm càng xanh của huyện ngày càng phát triển, khẳng định được giá trị trên thương trường, huyện đã và đang hướng tới áp dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học vào sản xuất và đang thử nghiệm việc thả nuôi tôm theo hướng VietGap. Ông Minh chia sẻ, hiện tại có khoảng 100% hộ nuôi ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất góp phần giảm được chi phí, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển, hạn chế bệnh tật. Bên cạnh đó, huyện đang từng bước hướng tới việc sản xuất tôm theo hướng VietGap để nâng cao giá trị cho tôm Tam Nông trên thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch cúm gia cầm(CGC) tiếp tục lan rộng ra 12 tỉnh, thành trên cả nước, hôm qua (23/2), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến cùng các tỉnh bàn các phương án phòng chống dịch.

Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.

Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.

Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.