Lượng giá mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học tại Hóc môn

Tham dự buổi lượng giá có ông Võ Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm và đại diện các phòng ban Trung tâm Khuyến nông TP.HCM;
Ông Nguyễn Phan Phước – Trưởng Trạm Khuyến Nông Hóc Môn và bà Nguyễn Thị Doãn Ly – Cán bộ phụ trách mô hình, cùng với sự có mặt của nhiều nông dân ở địa phương quan tâm.
Mô hình trình diễn Khuyến Nông: “
Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học”, được Trạm khuyến Nông Hóc Môn thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM triển khai cho 03 hộ tham gia, gồm 02 hộ ở xã Xuân Thới Sơn và 01 hộ ở xã Xuân Thới Thượng, với tổng số heo hỗ trợ là 30 con; thời gian thực hiện trong 04 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10/2015).
Thực hiện mô hình, các hộ đã được Trung tâm Khuyến Nông đầu tư hỗ trợ 100% con giống heo thịt hướng nạc 03 máu, đã được tiêm phòng vaccin đầy đủ, 30% vật tư làm đệm lót sinh học và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc heo và phương pháp làm đệm lót sinh học.
Kết quả sau hơn 3 tháng nuôi, đạt trọng lượng 95kg - 100kg/con và tăng trưởng khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh hô hấp và đường ruột.
Nhờ đó giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, tiết kiệm được chi phí thức ăn, và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường được giảm đáng kể.
Tại buổi Lượng giá ông Nguyễn Phan Phước - Trưởng Trạm Khuyến Nông Hóc Môn phát biểu: mô hình đã giải quyết vấn đề quan trọng trong chăn nuôi về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm được 100% lượng nước xịt rửa chuồng, thời gian nuôi ngắn ngày hơn 10 - 15 ngày so với phương pháp nuôi trước đây, chất lượng thịt heo có tỷ lệ nạc cao hơn. T
uy nhiên nệm lót sinh nhiệt nhiều, do đó bà con cần xây dựng chuồng thông thoáng, đúng với quy định kỹ thuật đề ra, để đảm bảo mật độ phát triển cho heo được tốt hơn.
Đồng thời, trong buổi Lượng giá, đã ghi nhận ý kiến của 03 hộ tham gia mô hình, tất cả đều phấn khởi và đưa ra kết luận:
Sau khi thực hiện mô hình đã giúp họ tiết kiệm được thời gian và nhân công trong việc chăm sóc heo xuống còn 1/3 so với trước khi thực hiện mô hình, đặt biệt trong quá trình nuôi không gây ô nhiễm môi trường, kết quả đạt năng suất như họ mong muốn.
Kết luận buổi hội thảo, ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm đánh giá Trạm Hóc Môn đã triển khai thực hiện mô hình tốt, giúp hộ chăn nuôi heo giảm được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Để nhân rộng mô hình, đề nghị lãnh đạo các ban ngành địa phương tổ chức tuyên truyền, qua các kênh Đài truyền thanh xã, các buổi phối kết hợp tuyên truyền với Hội Nông dân xã, thông qua các tài liệu, cẩm nang kỹ thuật chuyên môn đã có.
Đặc biệt, Trung tâm Khuyến nông cũng đã xuất bản “Cẩm nang chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học” phục vụ cho người chăn nuôi học tập, vì thế đề nghị Trạm Khuyến nông Hóc Môn thông qua mạng lưới Khuyến nông viên và đài phát thanh phổ biến nhân rộng mô hình trên.
Và để mô hình đạt kết quả tốt hơn cho thời gian đến, ông Võ Ngọc Anh còn đề nghị cán bộ phụ trách chuyên môn của Trạm nên có những hình ảnh so sánh cụ thể từ các mô hình đã và đang thực hiện, để có thể đánh giá được chất lượng từng mô hình, qua đó người dân có thể học hỏi theo từng mô hình cụ thể, nhằm đạt kết quả tốt hơn trong quá trình chăn nuôi và thực hiện mô hình.
Đó cũng chính là điều kiện để giúp người dân tiến tới chăn nuôi bền vững và địa phương có thể hoàn thành được tiêu chí tổ chức xản xuất cho xã xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.