Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lượng giá mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học tại Hóc môn

Lượng giá mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học tại Hóc môn
Ngày đăng: 11/10/2015

Tham dự buổi lượng giá có ông Võ Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm và đại diện các phòng ban Trung tâm Khuyến nông TP.HCM;

Ông Nguyễn Phan Phước – Trưởng Trạm Khuyến Nông Hóc Môn và bà Nguyễn Thị Doãn Ly – Cán bộ phụ trách mô hình, cùng với sự có mặt của nhiều nông dân ở địa phương quan tâm.

Mô hình trình diễn Khuyến Nông: “

Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học”, được Trạm khuyến Nông Hóc Môn thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM triển khai cho 03 hộ tham gia, gồm 02 hộ ở xã Xuân Thới Sơn và 01 hộ ở xã Xuân Thới Thượng, với tổng số heo hỗ trợ là 30 con; thời gian thực hiện trong 04 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10/2015).

Thực hiện mô hình, các hộ đã được Trung tâm Khuyến Nông đầu tư hỗ trợ 100% con giống heo thịt hướng nạc 03 máu, đã được tiêm phòng vaccin đầy đủ, 30% vật tư làm đệm lót sinh học và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc heo và phương pháp làm đệm lót sinh học.

Kết quả sau hơn 3 tháng nuôi, đạt trọng lượng 95kg - 100kg/con và tăng trưởng khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh hô hấp và đường ruột.

Nhờ đó giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, tiết kiệm được chi phí thức ăn, và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường được giảm đáng kể.

Tại buổi Lượng giá ông Nguyễn Phan Phước - Trưởng Trạm Khuyến Nông Hóc Môn phát biểu: mô hình đã giải quyết vấn đề quan trọng trong chăn nuôi về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm được 100% lượng nước xịt rửa chuồng, thời gian nuôi ngắn ngày hơn 10 - 15 ngày so với phương pháp nuôi trước đây, chất lượng thịt heo có tỷ lệ nạc cao hơn. T

uy nhiên nệm lót sinh nhiệt nhiều, do đó bà con cần xây dựng chuồng thông thoáng, đúng với quy định kỹ thuật đề ra, để đảm bảo mật độ phát triển cho heo được tốt hơn.

Đồng thời, trong buổi Lượng giá, đã ghi nhận ý kiến của 03 hộ tham gia mô hình, tất cả đều phấn khởi và đưa ra kết luận:

Sau khi thực hiện mô hình đã giúp họ tiết kiệm được thời gian và nhân công trong việc chăm sóc heo xuống còn 1/3 so với trước khi thực hiện mô hình, đặt biệt trong quá trình nuôi không gây ô nhiễm môi trường, kết quả đạt năng suất như họ mong muốn.

Kết luận buổi hội thảo, ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm đánh giá Trạm Hóc Môn đã triển khai thực hiện mô hình tốt, giúp hộ chăn nuôi heo giảm được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Để nhân rộng mô hình, đề nghị lãnh đạo các ban ngành địa phương tổ chức tuyên truyền, qua các kênh Đài truyền thanh xã, các buổi phối kết hợp tuyên truyền với Hội Nông dân xã, thông qua các tài liệu, cẩm nang kỹ thuật chuyên môn đã có.

Đặc biệt, Trung tâm Khuyến nông cũng đã xuất bản “Cẩm nang chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học” phục vụ cho người chăn nuôi học tập, vì thế đề nghị Trạm Khuyến nông Hóc Môn thông qua mạng lưới Khuyến nông viên và đài phát thanh phổ biến nhân rộng mô hình trên.

Và để mô hình đạt kết quả tốt hơn cho thời gian đến, ông Võ Ngọc Anh còn đề nghị cán bộ phụ trách chuyên môn của Trạm nên có những hình ảnh so sánh cụ thể từ các mô hình đã và đang thực hiện, để có thể đánh giá được chất lượng từng mô hình, qua đó người dân có thể học hỏi theo từng mô hình cụ thể, nhằm đạt kết quả tốt hơn trong quá trình chăn nuôi và thực hiện mô hình.

Đó cũng chính là điều kiện để giúp người dân tiến tới chăn nuôi bền vững và địa phương có thể hoàn thành được tiêu chí tổ chức xản xuất cho xã xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

07/05/2015
Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

07/05/2015
Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

07/05/2015
Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015