Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm
Ngày đăng: 12/09/2015

Được biết, xã Tân Nhựt là một trong những xã nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng. Những năm gần đây, thì chủ trương phát triển hoa kiểng, cá cảnh cùng nguyện vọng chuyển đổi các mô hình sản xuất của nông dân ngày càng cao.

Trong đó, nhu cầu xây dựng và phát triển mô hình sản xuất cá cảnh là một điển hình, chiếm ít diện tích mặt bằng, không cần nhiều lao động, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Qua 01 năm thực hiện, với diện tích mặt ao 5.000m2. Trong đó, Khuyến nông đầu tư hỗ trợ 300.000 con giống và 5.400kg thức ăn, tương ứng số tiền là 111.000.000đ. Doanh thu dự kiến đạt được: Với tổng chi phí đầu tư: 229.000.000đ (con giống, thức ăn, phòng bệnh, khấu hao điện nước…);

Thu hoạch đợt 1 (tháng thứ 2) tỷ lệ sống 60%, thu được 14.000.000 đồng (72.000 con x 0.005kg/con x 40.000đ/kg); Thu hoạch đợt 2 (tháng thư 4) thu được 45.360.000đ (75.600 con x 0.01kg/con x 60.000đ/kg); Thu hoạch đợt 3 (tháng thứ 6) thu được 102.643.200đ (25.920.000 con x 0.033kg/con x 120.000đ/kg), như vậy tổng thu sau khi trừ các chi phí, lãi được 322.203.000đ.

Anh NguyễnVăn Phong, nông dân tham gia mô hình, cho biết: “cá chép Koi dễ nuôi, ít kén mồi và muốn bán được giá cao hơn thì bà con cần giảm lượng thức ăn lại trước khi xuất bán, để cá có thân hình màu sắc đẹp hơn. Đây là mô hình khá phù hợp từ khi tôi chuyển từ đất lúa sang sản xuất cá cảnh đã góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình”, anh Phong phấn khởi cho biết thêm.

Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh: đây là mô hình mới và bước đầu cho kết quả khả quan, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao gióp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, cũng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng nguồn nước vì đây là yếu tố quyệt định sự thành công của mô hình, bên cạnh đó bà con cũng nên chú ý đến việc ghi chép sổ nhật ký để từ đó có thể đút kết được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi qua đó sẽ nâng cao được tay nghề nuôi. Khuyến nông sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư hỗ trợ vật tư con giống và kỹ thuật để bà con tăng gia sản xuất làm giàu trên mảnh đất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

15/01/2015
Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

15/01/2015
Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

15/01/2015
Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

15/01/2015
Lúa Lai Được Bao Tiêu Với Giá 25.300 Đồng/kg Lúa Lai Được Bao Tiêu Với Giá 25.300 Đồng/kg

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

15/01/2015