Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Được biết, xã Tân Nhựt là một trong những xã nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng. Những năm gần đây, thì chủ trương phát triển hoa kiểng, cá cảnh cùng nguyện vọng chuyển đổi các mô hình sản xuất của nông dân ngày càng cao.
Trong đó, nhu cầu xây dựng và phát triển mô hình sản xuất cá cảnh là một điển hình, chiếm ít diện tích mặt bằng, không cần nhiều lao động, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Qua 01 năm thực hiện, với diện tích mặt ao 5.000m2. Trong đó, Khuyến nông đầu tư hỗ trợ 300.000 con giống và 5.400kg thức ăn, tương ứng số tiền là 111.000.000đ. Doanh thu dự kiến đạt được: Với tổng chi phí đầu tư: 229.000.000đ (con giống, thức ăn, phòng bệnh, khấu hao điện nước…);
Thu hoạch đợt 1 (tháng thứ 2) tỷ lệ sống 60%, thu được 14.000.000 đồng (72.000 con x 0.005kg/con x 40.000đ/kg); Thu hoạch đợt 2 (tháng thư 4) thu được 45.360.000đ (75.600 con x 0.01kg/con x 60.000đ/kg); Thu hoạch đợt 3 (tháng thứ 6) thu được 102.643.200đ (25.920.000 con x 0.033kg/con x 120.000đ/kg), như vậy tổng thu sau khi trừ các chi phí, lãi được 322.203.000đ.
Anh NguyễnVăn Phong, nông dân tham gia mô hình, cho biết: “cá chép Koi dễ nuôi, ít kén mồi và muốn bán được giá cao hơn thì bà con cần giảm lượng thức ăn lại trước khi xuất bán, để cá có thân hình màu sắc đẹp hơn. Đây là mô hình khá phù hợp từ khi tôi chuyển từ đất lúa sang sản xuất cá cảnh đã góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình”, anh Phong phấn khởi cho biết thêm.
Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh: đây là mô hình mới và bước đầu cho kết quả khả quan, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao gióp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, cũng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng nguồn nước vì đây là yếu tố quyệt định sự thành công của mô hình, bên cạnh đó bà con cũng nên chú ý đến việc ghi chép sổ nhật ký để từ đó có thể đút kết được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi qua đó sẽ nâng cao được tay nghề nuôi. Khuyến nông sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư hỗ trợ vật tư con giống và kỹ thuật để bà con tăng gia sản xuất làm giàu trên mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.

Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.

Theo một số doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, trong khó khăn, rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội để nâng tầm nông sản và cả phương thức mua bán của phía Việt Nam.

Không chỉ được hưởng lợi nhờ dịch vụ đầu vào sản xuất lúa có giá ưu đãi, hằng năm các “cổ đông nông dân” còn được chia cổ tức khá cao do hoạt động kinh doanh của HTX đạt lợi nhuận tốt.