Lươn Nuôi Trong Nhà Xuất Sang Mỹ

Với 20 ao ximăng trong nhà, mỗi ao có diện tích khoảng 4m2 nhưng ông Nguyễn Văn Hoàng trú tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã cung cấp cho các công ty xuất khẩu hàng tấn lươn thịt mỗi năm.
Ông Hoàng cho biết nuôi lươn mô hình này cho năng suất cao và ổn định.
“Nuôi lươn mô hình này phải thay nước mỗi ngày nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài để hạn chế mầm bệnh, lươn nuôi ao xây sạch hơn, tiết kiệm được diện tích và công chăm sóc so với đại đa số mô hình nuôi lươn trong ao bùn hiện nay” - ông Hoàng nói.
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết lươn nuôi trong ao xây phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, ở TP.HCM lươn nuôi theo mô hình ao xây không nhiều, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi.
Do lươn nuôi theo mô hình ao xây đảm bảo được chất lượng nên hiện được nhiều công ty mua lươn về chế biến hoặc đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.

Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.