Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lươn Giống Mười Ngọt

Lươn Giống Mười Ngọt
Ngày đăng: 09/06/2014

Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.

Đầu tháng 6 này, Nguyễn Văn Đường giao về Ninh Thuận 10.000 con lươn giống, cỡ 450 con – 500 con/kg, giá 1 triệu 350 ngàn đồng/kg. Trước đó, anh bán về Vĩnh Long 30.000 con lươn giống; còn miệt Bến Tre, Cà Mau đã đặt tiền cọc và chờ ngày giao hàng.

“Trung tâm Giống thủy sản An Giang và Hội Nông dân xã, huyện giúp cho tôi có được cái nghề này. Mấy năm nay, gia đình tập trung sản xuất và bán lươn giống” – anh phấn khởi. Khi còn làm ruộng, anh cũng tập tành nuôi lươn để kiếm thêm thu nhập, song hồi đó chỉ biết sử dụng con giống đánh bắt thiên nhiên, đâu nghĩ tới chuyện cho con lươn sinh sản nhân tạo.

Giữa tháng 4-2011, anh học lớp “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng”, rồi được tỉnh chọn là 1/4 mô hình thí điểm “vừa học, vừa làm” để chuyển giao tiếp theo phần nâng cao kiến thức.

Cùng thời điểm, Sở Khoa học – Công nghệ An Giang đầu tư cho anh Đường 8 triệu đồng trang bị dụng cụ, mua 300 con lươn cái và 30 con lươn đực khỏe mạnh, do nông dân đánh bắt ngoài thiên nhiên để thử nghiệm theo mô hình.

“Bài bản vận dụng tối đa, cố gắng dữ lắm, mà kết quả hổng được như ý muốn. Tỉ lệ lươn đẻ trứng, ấp nở con, dưỡng nuôi thành con giống… không đạt yêu cầu. Tiếc thật!” – anh kể.

Dẫu biết rằng, vạn sự khởi đầu nan, nhưng cũng hơi chán nản. Gần như 6 tháng cuối năm 2011, anh chỉ xoay trở việc sản xuất con lươn giống, mà chưa có sản phẩm buôn bán gì cả.

Thấy vậy, cán bộ chuyên ngành động viên, giúp tìm ra khiếm khuyết để hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất. Bấy giờ, Nguyễn Văn Đường mới yên tâm, bám lấy với nghề mới và hy vọng sẽ có sự thay đổi nhất định.

Với 12m2 bồn ny-lon, 300 con lươn cái và 30 con lươn đực, anh tiếp tục thử nghiệm, tỉ lệ đẻ trứng, ấp nở và dưỡng nuôi thành con giống nâng dần lên được 30%. “Mừng lắm anh ơi. Coi như thành công rồi. Đúng là kỳ công thiệt” – Nguyễn Văn Đường hồ hởi.

Từ đó, anh bắt đầu chú ý yếu tố thời tiết, thời điểm chọn lựa lươn bố mẹ và thời vụ thả vào bồn cho sinh sản đạt hiệu quả cao hơn. Đến giữa năm 2012, anh cho ra lứa lươn giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo đầu tiên, được nông dân trong khu vực đón nhận và đồn đãi khắp nơi qua Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.

Công việc làm ăn trên đà thuận lợi, sẵn trớn Nguyễn Văn Đường chuyển sang tập trung sản xuất và bán lươn giống, không còn bám víu vài công đất lúa kém hiệu quả và chẳng đảm bảo chi tiêu cho 4 – 5 miệng ăn.

Sau hơn 3 năm chuyển đổi trồng lúa sang tập trung sản xuất và bán lươn giống, anh Nguyễn Văn Đường đầu tư mở rộng quy mô cơ sở, từ vốn hỗ trợ ban đầu 8 triệu đồng nay đã tích lũy trên 200 triệu đồng.

Hiện tại, 23 bồn (15 m2/bồn), với 5.000 con lươn cái và 1.000 con lươn đực, anh cho sinh sản trên 200.000 con lươn giống mỗi năm. Cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt” cung cấp chủ yếu trong tỉnh và các khu vực lân cận vùng ĐBSCL. Theo đó, anh còn tư vấn kỹ thuật, khuyến cáo các biện pháp nuôi lươn đạt hiệu quả đối với từng vùng, miền khác nhau.

Về phần mình, hàng năm, anh dành trên 50 triệu đồng cho việc tuyển chọn lươn bố mẹ, đảm bảo con giống luôn khỏe mạnh để khi sinh sản cũng sạch bệnh, tác động tốt trong quá trình nuôi lươn thương phẩm và đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng.

Những năm gần đây, việc nuôi lươn trong bồn ny-lon trở nên phổ biến ở nhiều địa phương, bạn nhà nông xem đây là nguồn thu nhập kinh tế gia đình bên cạnh cây lúa. Giá dao động khoảng 125.000 đ/kg lươn thương phẩm, từ 200 – 300 gr/con trở lên.

Nếu nuôi lươn sinh sản nhân tạo (khoảng 3 tháng), xuất công lao động bắt ốc, cua làm thức ăn pha trộn thì sau 8 tháng nuôi, sẽ cho lãi cỡ 60% so giá bán.

Trước nhu cầu sử dụng con giống ngày càng trở nên khan hiếm trong thiên nhiên, cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt” góp phần tạo ra nguồn cung ứng con giống sạch bệnh theo phương pháp “an toàn và chất lượng” sản phẩm thủy sản nước ở An Giang.


Có thể bạn quan tâm

Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin Đài Loan Bịa Đặt Thông Tin Chè Việt Nam Trồng Trên Đất Nhiễm Dioxin

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

19/11/2014
Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép Bạc Liêu Xử Phạt 63 Triệu Đồng Đối Với 16 Trường Hợp Nhập Tôm Giống Vào Tỉnh Trái Phép

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

19/11/2014
Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng Cá Nuôi Chết Nhiều Do Nước Thải Trên Ruộng

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

19/11/2014
Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản Tăng Cường Công Tác Thú Y Thủy Sản

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

19/11/2014
Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Giàu Lên Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

19/11/2014