Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.
Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn hiện có 2.000 hội viên, thuộc 8 chi hội cơ sở. Thực hiện chương trình ký kết liên tịch, Hội đã phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện triển khai chương trình cho hội viên vay vốn. Thông qua hình thức tín chấp, đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay hàng trăm triệu đồng mỗi năm, để có vốn sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Hội còn khuyến khích, động viên các hội viên, nông dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương; áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả vật nuôi, cây trồng. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả như: Nuôi heo thịt gia trại, trồng măng tây xanh; …được nhiều hội viên tham gia tích cực.
Gần đây nhất, thực hiện Dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân thị trấn đã mạnh dạn xây dựng Dự án “Trồng và cải tạo vườn xoài cát Hòa Lộc” và triển khai thực hiện tại 17 hộ gia đình hội viên. Qua đó, mỗi hộ tham gia dự án được quỹ hỗ trợ 30 triệu đồng để cải tạo và trồng mới cây xoài. Qua hơn một năm thực hiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Anh Lê Châu Cường, ở khu phố 5, vừa thu hoạch xong 7 sào xoài cát Hòa Lộc với năng suất đạt trên 430 tạ/ sào, với giá bán dao động từ 30 – 35.000 đồng/kg, trừ đi các khoản chi phí thu lãi hơn 80 triệu đồng. Anh phấn khởi: Nhờ sự quan tâm và tạo điều kiện của Hội Nông dân, gia đình tôi đã được vay 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân nên có thêm vốn đầu tư chăm sóc cho vườn xoài nên năm nay cho trái sai và thu nhập cao. Có vốn, gia đình tôi vừa mới trồng thêm được gần 4 ha xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan. Được biết, ngoài hộ anh Cường thì đa số các hộ vừa được vay vốn đều đã trồng thêm được nhiều diện tích xoài mới và đang phát triển tốt.
Nhờ được vay vốn phát triển kinh tế, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ở địa phương, đến nay mức sống của nông dân thị trấn Tân Sơn đã được nâng lên, hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số hội viên, có nhiều hộ khá, giàu nhờ nỗ lực vươn lên trong sản xuất.
Ngoài việc hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân phát triển kinh tế gia đình vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn cũng đã tích cực vận động hội viên tham gia phong trào Xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự… góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt của thị trấn. Anh Nguyễn Phi Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn cho biết: Trong thời gian tới, Hội Nông dân thị trấn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của các cấp dành cho nông dân, để hội viên, nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).

Nếu 60 năm trước, cả dân tộc góp gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ để nuôi quân đánh giặc và sau giải phóng Điện Biên, hàng năm, người dân khu vực lòng chảo Điện Biên vẫn được nhận gạo cứu đói của Nhà nước; thì nay, cánh đồng Mường Thanh đã làm ra đủ gạo cho khu vực lòng chảo Điện Biên và chất lượng gạo xếp ngang hàng với gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định) và được nhiều khách du lịch chọn làm quà sau những ngày có mặt ở Điện Biên.

Hiện tỉnh Bình Ðịnh có 1.433 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ đã được trang bị máy thông tin liên lạc HF tầm xa, đạt 52% so với tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh.