Lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc, giá cao chưa từng có

Ghi nhận của phóng viên tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, ngày nào cũng tấp nập người đi mua cau non.
Những trái cau non chỉ to bằng ngón chân cái đã bị người dân bán cho người thu mua cau với giá dao động từ 12.000 - 20.000 đồng/kg.
Ông Hồng - một người dân ở Tiên Phước, nhà có hai hàng cau, cho biết chưa năm nào, giá cau lại đắt như năm nay. Mấy năm trước, cau rẻ như bèo, có cho cũng không ai hái, để già rồi rụng đầy gốc.
“Năm nay, mới tháng 6 đã có người đi mua cau rồi. Họ toàn mua cau non, giá cao gấp 5 lần mọi năm. Hôm qua tôi hái hai cây được 50kg, bán với giá 15.000 đồng/kg. Mừng quá chú ạ!” - ông Hồng nói.
Cau non sau khi được sấy khô, chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc.
Tại cơ sở thu mua cau của ông L (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành), hàng chục công nhân hối hả bẻ trái cau từ buồng ra, cho vào lò sấy khô, phân loại. Ông L cho biết, cơ sở ông thu mua cau mấy chục năm nay, đa số mua cau non về sấy sau đó xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
Đầu tháng 6 vừa rồi, ông mua đến 20.000 đồng/kg, nhưng nay hạ còn 15.000 đồng/kg do số lượng cau hiện quá nhiều. Bình quân mỗi ngày, ông L mua 20 tấn cau non.
Cứ 7kg cau non sấy khô còn 1kg, xuất bán sang Trung Quốc giá 115.000 đồng/kg. “Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo” - ông L cho biết.
"Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo”.
Ông L - chủ đại lý ở Tam Xuân
Ông L đưa bịch kẹo làm từ cau ra để chứng minh lời nói của mình. Theo quan sát, có hai loại kẹo làm bằng cau được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt. Ông L mở gói kẹo cau ra cho chúng tôi ăn thử, kẹo thơm, có vị the the như kẹo bạc hà.
“Họ mua cau của mình về, sau đó sấy và nấu cho tan hết hạt nhân của cau ra ngấm vào xác cau, rồi ngâm với bạc hà để làm kẹo, nên có hương thơm như kẹo bạc hà. Mỗi gói kẹo khoảng chục miếng cau (trái bổ đôi), giá bán 50.000 đồng. Như vậy mỗi miếng kẹo cau 5.000 đồng” - ông L chia sẻ.
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết:
“Cau không phải cây trồng chính nên sở không nắm được số liệu diện tích cụ thể. Việc thu mua cau non xuất hiện trên địa bàn thì sở đã nắm, nhưng chính do biến động về giá cả khó dự báo và cũng không phải cây trồng chi phối lớn trong thu nhập của nông dân, nên cứ để nông dân họ quyết định hái cau non, vì hái cau non cũng không ảnh hưởng hay hại gì đến cây cau”.
Có thể bạn quan tâm

VFA phân tích giá gạo VN trong thời gian qua tăng mạnh là do các doanh nghiệp tập trung giao hàng các hợp đồng đã ký với Philippines và Malaysia cũng như nhiều thông tin tích cực về thị trường tiêu thụ. Trước diễn biến giá xuất khẩu mới, ngày 28-7 vừa qua VFA đã tăng giá sàn xuất khẩu gạo của VN lên mức 410 USD/tấn (loại 25% tấm), tăng 45 USD/tấn so với giá sàn cũ áp dụng từ tháng 7-2013.

Nhưng theo đánh giá của các sở, ngành phụ trách, 2 xã Xuân Trường và Xuân Hòa có 16/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt; 2 xã Lang Minh, Xuân Tâm có 15/19 tiêu chí đạt và 1 tiêu chí ước đạt. Các tiêu chí cần đánh giá lại, như: tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, môi trường, an ninh - quốc phòng...

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.