Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Luật Thú y được Quốc hội thông qua

Luật Thú y được Quốc hội thông qua
Ngày đăng: 23/06/2015

Chiều 19/6/2015, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã biểu quyết thông qua Luật Thú y với tỷ lệ Đại biểu Quốc hội tán thành rất cao (422/428 Đại biểu Quốc hội dự họp), chỉ có 3 đại biểu không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.

Luật Thú y bao gồm 7 Chương, 116 Điều sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. Luật Thú y được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm từ việc thực thi Pháp lệnh Thú y năm 2004, cũng như cập nhật nhiều quy định mới của Luật Thú y thế giới; tham khảo Luật Thú y của các nước trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới. 

Luật Thú y có nhiều chương, mục, điều, khoản quy định cụ thể, sát với thực tế và có tính khả thi cao trong thực tiễn về hoạt động thú y; bao gồm cả hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan đến thú y. Do đó, khi luật có hiệu lực trong cuộc sống thì đây sẽ là công cụ để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thú y.

+ Theo chương trình kỳ họp, chiều 22/6, QH làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc.

Trước đó, sáng 27/5, đa số các ý kiến phát biểu tại QH đều tán thành việc phải ban hành một Nghị quyết để giải quyết tồn tại cho Điều 60 Luật BHXH (năm 2014) theo hướng tiếp tục kéo dài việc áp dụng điểm c, khoản 1 Điều 55 của Luật BHXH (năm 2006).

Đến ngày 4/6, Đoàn thư ký kỳ họp đã gửi Phiếu xin ý kiến ĐBQH về chủ trương ban hành Nghị quyết này. Kết quả thu về với 470 phiếu hợp lệ, trong đó 411 phiếu đồng ý (bằng 87,45%), không đồng ý là 48 phiếu (bằng 10,21%) và 11 ĐB có ý kiến khác (bằng 2,34%).

Như vậy, hầu hết ĐBQH tán thành việc Quốc hội ban hành Nghị quyết ngay tại kỳ họp này để giải quyết nhu cầu của phần đông người lao động.


Có thể bạn quan tâm

Người trồng gừng lại lao đao vì dịch bệnh Người trồng gừng lại lao đao vì dịch bệnh

Đầu vụ đã phải chịu thất bại về giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt 50 - 60%, giờ đây, khi gừng bắt đầu lên củ, người trồng gừng của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau lại khốn đốn vì dịch bệnh.

28/09/2015
Năng suất quả su su giảm do thời tiết Năng suất quả su su giảm do thời tiết

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

28/09/2015
Giá hồ tiêu vẫn cao đến cuối năm 2015 Giá hồ tiêu vẫn cao đến cuối năm 2015

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.

28/09/2015
Hiệu quả kinh tế từ cây gừng ở Pác Nặm Bắc Kạn Hiệu quả kinh tế từ cây gừng ở Pác Nặm Bắc Kạn

Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

28/09/2015
Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra

Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.

28/09/2015