Luật Thú y được Quốc hội thông qua

Chiều 19/6/2015, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã biểu quyết thông qua Luật Thú y với tỷ lệ Đại biểu Quốc hội tán thành rất cao (422/428 Đại biểu Quốc hội dự họp), chỉ có 3 đại biểu không tán thành và 3 đại biểu không biểu quyết.
Luật Thú y bao gồm 7 Chương, 116 Điều sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. Luật Thú y được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm từ việc thực thi Pháp lệnh Thú y năm 2004, cũng như cập nhật nhiều quy định mới của Luật Thú y thế giới; tham khảo Luật Thú y của các nước trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới.
Luật Thú y có nhiều chương, mục, điều, khoản quy định cụ thể, sát với thực tế và có tính khả thi cao trong thực tiễn về hoạt động thú y; bao gồm cả hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan đến thú y. Do đó, khi luật có hiệu lực trong cuộc sống thì đây sẽ là công cụ để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thú y.
+ Theo chương trình kỳ họp, chiều 22/6, QH làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động sau một năm nghỉ việc.
Trước đó, sáng 27/5, đa số các ý kiến phát biểu tại QH đều tán thành việc phải ban hành một Nghị quyết để giải quyết tồn tại cho Điều 60 Luật BHXH (năm 2014) theo hướng tiếp tục kéo dài việc áp dụng điểm c, khoản 1 Điều 55 của Luật BHXH (năm 2006).
Đến ngày 4/6, Đoàn thư ký kỳ họp đã gửi Phiếu xin ý kiến ĐBQH về chủ trương ban hành Nghị quyết này. Kết quả thu về với 470 phiếu hợp lệ, trong đó 411 phiếu đồng ý (bằng 87,45%), không đồng ý là 48 phiếu (bằng 10,21%) và 11 ĐB có ý kiến khác (bằng 2,34%).
Như vậy, hầu hết ĐBQH tán thành việc Quốc hội ban hành Nghị quyết ngay tại kỳ họp này để giải quyết nhu cầu của phần đông người lao động.
Có thể bạn quan tâm

Nắng tháng 5 xối vào mặt, mồ hôi ướt đẫm lưng, nhưng hoạt động thu hoạch cá lóc tại ao nuôi cá nhà anh Huỳnh Văn Lượng (xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) rất sôi động. Vụ này cá nuôi phát triển tốt, lại được giá nên người nuôi cá rất mừng. Tuy nhiên, một vấn đề làm bà con “đau đầu” là ô nhiễm môi trường từ nuôi cá…

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.