Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững

Luân Canh, Xen Canh Giúp Nghề Nuôi Tôm Phát Triển Bền Vững
Ngày đăng: 02/02/2015

Thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó.

Cụ thể, các mô hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua, cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Còn nếu nuôi tôm công nghiệp, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng rồi xử lý cải tạo thật kỹ hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa với cây con hệ sinh thái ngọt.
Hoặc giữ hệ sinh thái ngọt một thời gian nhất định 4 - 5 tháng trong mùa mưa để cắt giữa hai vụ nuôi liên tiếp và kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường như cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, sò huyết, cua biển…, nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo và khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi.
Để thúc đẩy việc thực hiện cắt vụ, luân canh. xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng hóa chất diệt cá tạp nhằm đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường, thì cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các vùng, người nuôi cắt vụ, như doanh nghiệp, nhà máy chế biến tham gia thực hiện thu mua sản phẩm cắt vụ xen canh, luân canh cần được trợ giá, miễn giảm thuế, hay được hỗ trợ lãi suất ngân hàng trong những tháng tồn trữ hàng hay nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ công nhân trong trường hợp thiếu việc làm do khan hiếm nguyên liệu chế biến khi thực hiện cắt vụ, xen canh, luân canh.
Người trực tiếp nuôi cũng cần được hỗ trợ con giống, thức ăn, hóa chất… một cách phù hợp, nhưng phải được kiểm tra xác nhận của cán bộ mạng lưới và chính quyền địa phương để tránh sự gian dối.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

28/06/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

28/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

28/06/2013
Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Mường Ảng là vùng đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng nên những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon đặc biệt.

28/06/2013
Vượt Khó Giành Thắng Lợi Vượt Khó Giành Thắng Lợi

Sản xuất vụ mùa năm 2012 trên địa bàn tỉnh ta không chỉ gặp khó khăn về chi phí đầu tư phân bón, giá nhân công đều tăng cao; khung thời vụ sản xuất trùng với mùa mưa bão, trong khi diễn biến của thời tiết khí hậu lại rất phức tạp và khó lường.

28/06/2013