Luân Canh Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Để giúp nông dân ở vùng ngập mặn thay thế vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa - thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm “Luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú” tại địa bàn các huyện ven biển.
Theo Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang (Trà Vinh), hiện nay nông dân các huyện trong tỉnh đã thu hoạch hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú.
Đặc biệt, vụ nuôi tôm càng xanh năm nay nông dân bội thu, với năng suất bình quân 4 tấn/ha, giá tôm từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận 160 – 180 triệu đồng/ha.
Anh Trần quốc Long, ở ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải thả nuôi trên diện tích 1ha mặt nước, với trên 140.000 con giống, sau hơn 6 tháng thả nuôi thu hoạch, năng suất đạt trên 4 tấn/ha.
Anh Long cho biết, việc nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú của gia đình luôn đạt hiệu quả ổn định, cứ vào đầu tháng 6 âm lịch khi độ mặn nước trong ao giảm là anh bắt đầu thả giống tôm càng xanh, đến khoảng trung tuần tháng 1 thì bắt đầu thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong, anh cải tạo lại ao và thả nuôi vụ tôm sú mùa khô.
Với phương thức sản xuất này, liên tục mấy năm qua đã giúp gia đình anh Long có thể tận dụng diện tích ao để nuôi 2 vụ tôm trong năm, hơn nữa hiệu quả mang lại bền vững, không bấp bênh, thua lỗ khi nuôi 2 vụ tôm sú như trước kia.
Có thể bạn quan tâm

Lúa tái sinh (hay còn gọi là lúa chét) là lúa mọc lên từ thân rạ sau khi đã thu hoạch. Vụ này, huyện Hạ Hòa có 60 ha lúa tái sinh tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Chân (20 ha), Chính Công (10 ha), Lệnh Khanh (10 ha), Lang Sơn (5ha)...

6 tháng đầu năm nền kinh tế vẫn còn khó khăn, sức hấp thụ vốn hạn chế, các ngân hàng dư thừa vốn cho vay. Vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân hàng Nghệ An hết sức dồi dào, không những đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế mà còn có dự trữ vốn.

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.

Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.

Là một người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở địa phương, thời gian qua, ông K’Bier ở thôn Hawai xã Tu Tra, Đơn Dương luôn nhiệt tình hăng hái bỏ công sức, thời gian của mình để vận động bà con xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.