Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn

Luân Canh Lúa Ngô Đem Lại Thu Nhập Cao Hơn
Ngày đăng: 25/04/2014

Thay vì trồng 3 vụ lúa/năm, ở một số nơi bà con đã áp dụng giải pháp luân canh lúa- ngô, nhờ thế mỗi ha trồng ngô có thể cho thu 40 triệu đồng/ha.

Trồng ngô lãi 40 triệu đồng/ha

Gặp anh Nguyễn Trung Thành tại cánh đồng rộng 1,5ha với những trái ngô vàng chắc nịch đang vào mùa thu hoạch tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi cảm nhận được niềm vui hiện rõ trên gương mặt anh khi vụ này chắc sẽ đem về thu nhập kha khá.

Anh Thành cho biết, trên diện tích này trước đây vốn canh tác 3 vụ lúa/năm, nhưng vào vụ đông xuân thường cho năng suất không cao do thời tiết khô hạn, nắng nóng khiến cây lúa không phát triển được. Bên cạnh đó, các loại sâu bệnh như rầy nâu, khô vằn, đạo ôn… hầu như năm nào cũng xuất hiện khiến năng suất và chất lượng lúa gạo giảm sút.

Được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc và cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, từ mấy năm trở lại đây gia đình anh đã mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa vụ 3 sang trồng ngô bằng giống ngô lai cao sản NK67.

Nhờ làm tốt công tác chọn giống, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong canh tác nên năm nào vụ ngô luân canh lúa của gia đình anh Thành cũng cho năng suất rất cao. Với trung bình mỗi ha thu hoạch được từ 9-10 tấn, sau khi trừ chi phí mức lời đạt được là hơn 32 triệu đồng/ha. Mùa khô năm nay, với toàn bộ diện tích 1,5ha ngô cao sản, anh Thành ước tính năng suất vụ này sẽ đạt trên 12 tấn/ha, chắc chắn lợi nhuận thu về không dưới 40 triệu đồng/ha.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh có 1.724ha đất trồng lúa vụ 3, trong đó phần lớn đang được chuyển đổi sang trồng ngô.

Nhờ việc canh tác các loại bắp cao sản và thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, năng suất và chất lượng ngô trồng luân canh ngày càng cao, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng luân canh lúa-ngô.

Xây dựng những cánh đồng ngô mẫu

Việc luân canh lúa-ngô không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô mà còn giúp cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh, giúp giảm công lao động, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Số liệu thống kê trên các mô hình ruộng thử nghiệm của Công ty Syngenta cho thấy lượng nước cần tưới tiêu cho cùng một diện tích ngô chỉ bằng 1/3 so với trồng lúa, trong khi đó, số tiền lãi bà con thu được gấp 2,5 lần so với lúa.

Làm thế nào để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập cho người nông dân luôn là một câu hỏi với nhiều băn khoăn trăn trở của ngành nông nghiệp. Trong vài năm gần đây, Syngenta được biết đến như một doanh nghiệp tiên phong trong việc ủng hộ chủ trương này của Nhà nước.

Công ty đã giới thiệu rộng rãi đến cho bà con trên cả nước các giống ngô lai NK với năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác khác nhau. Bộ giống lai hội đủ những yêu cầu quan trọng như khả năng chống chịu sâu bệnh, thân khỏe, lá xanh và đặc biệt là chất lượng cao của hạt ngô thương phẩm là yếu tố đảm bảo giá bán, tăng thu nhập cho người ND.

Song song với đó, Syngenta đã phối hợp cùng phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các địa phương mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức canh tác cây ngô thường xuyên và liên tục, đảm bảo đưa kiến thức đến từng người ND, hướng dẫn họ trở thành những người sản xuất mùa vụ có kế hoạch chứ không chỉ đơn thuần là những người trồng trọt trên đồng ruộng của mình.

Trong nhiều năm qua, Syngenta cũng đã xây dựng rất nhiều cánh đồng mẫu tại các địa phương trên khắp cả nước làm điểm chuyển giao kỹ thuật nhằm đem đến cho bà con những kinh nghiệm mới trong việc trồng ngô, tạo khởi đầu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự kết hợp những loại hạt giống lai chất lượng cao với các giải pháp canh tác đúng như sử dụng phân bón hợp lý, tưới tiêu nước đúng kỹ thuật, sử dụng các loại thuốc BVTV tiên tiến như Cruiser Plus, Amistar Top được Syngenta sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về nông học để tối đa hóa tiềm năng năng suất của ưu thế lai, giúp bà con nâng cao năng suất và tăng thu nhập.

Đây chính là một nét vượt trội mà công ty đã mang đến cho bà con ND, giúp bà con phát triển kinh tế gia đình với những mùa bắp bội thu.


Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

23/06/2015
Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

23/06/2015
Chuyển lúa trồng bắp Chuyển lúa trồng bắp

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

23/06/2015
Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh Khuyến khích phát triển sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

23/06/2015
Phước Sơn chống hạn Phước Sơn chống hạn

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

23/06/2015