Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn (Đắk Nông)

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.
Theo người dân, trước đây, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con sẽ bắt đầu làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc trồng lúa vụ này gặp nhiều khó khăn như nguồn nước thiếu, dịch bệnh phát sinh nhiều, năng suất lúa thấp nên không đem lại lợi nhuận.
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tình trạng môi trường, khí hậu, các cán bộ khuyến nông xã đã khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ liên tiếp sang trồng 1 vụ lúa (hè thu) và 1 vụ trồng khoai lang Nhật (đông xuân) trên cùng diện tích.
Từ đầu tháng 12, sau khi thu hoạch lúa, người dân đã làm đất, phơi ải và lên luống để trồng khoai. Theo đó, sau hơn 4 tháng kể từ khi xuống dây, các ruộng khoai sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Bà Phạm Thị Anh, một người dân trong xã cho biết: “Gia đình tôi trồng luân canh lúa - khoai lang trên 7 sào ruộng đã được 3 năm. Lợi nhuận từ trồng khoai lang vụ này cao hơn so với trồng lúa nhiều. Nếu giá trung bình ổn định từ 6000 – 8000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng”.
Tương tự, gia đình anh Đào Văn Như ở thôn 2 trước đây gieo cấy lúa nước 2 vụ trên diện tích 1 ha nhưng vì vụ đông xuân thường thiếu nước, năng suất lúa thấp nên vẫn không đủ ăn. Từ khi anh trồng luân canh một vụ lúa, một vụ khoai lang thì mức thu nhập đã khá hơn nhiều. Năm vừa qua, gia đình anh trồng khoai lang Nhật trên diện tích 1 ha, đạt sản lượng 20 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất thì còn thu nhập gần 50 triệu đồng.
Như vậy, việc luân canh lúa – khoai lang của nông dân xã Quảng Sơn đã mang đến hướng đi mới cho việc trồng trọt vụ đông xuân, giải quyết được vấn đề thiếu nước trong vụ đông xuân.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.

Nghe cứ ngỡ là loại heo cảnh nhưng thực ra đó là đàn lợn có mẹ là giống lai kinh tế màu trắng được phối với con lợn đực to tới hơn 1 tạ có màu vàng da bò rất đẹp.

Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy - Hòa Bình) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.

Hiện nay, người chăn nuôi tuy sản xuất ra sản phẩm nhưng chưa có hợp đồng với các công ty, nhà cung cấp để tiêu thụ mà chủ yếu thông qua khâu trung gian nên thường bị ép giá. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Sở NN&PTNT Hà Nội đang xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng của các công ty...

Như tin đã đưa, ngày 30.1.2014, đàn vịt 2.000 con của anh Nguyễn Văn Long (48 tuổi, ngụ ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành - Tây Ninh) có dấu hiệu bệnh. Nghi chúng nhiễm cúm A/H5N1, anh Long đã tự đập đầu vịt và tiêu hủy hết 250 con.