Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.
Theo người dân, trước đây, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con sẽ bắt đầu làm đất, chuẩn bị gieo trồng lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc trồng lúa vụ này gặp nhiều khó khăn như nguồn nước thiếu, dịch bệnh phát sinh nhiều, năng suất lúa thấp nên không đem lại lợi nhuận.
Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tình trạng môi trường, khí hậu, các cán bộ khuyến nông xã đã khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa 2 vụ liên tiếp sang trồng 1 vụ lúa (hè thu) và 1 vụ trồng khoai lang Nhật (đông xuân) trên cùng diện tích.
Từ đầu tháng 12, sau khi thu hoạch lúa, người dân đã làm đất, phơi ải và lên luống để trồng khoai. Theo đó, sau hơn 4 tháng kể từ khi xuống dây, các ruộng khoai sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Bà Phạm Thị Anh, một người dân trong xã cho biết: “Gia đình tôi trồng luân canh lúa - khoai lang trên 7 sào ruộng đã được 3 năm. Lợi nhuận từ trồng khoai lang vụ này cao hơn so với trồng lúa nhiều. Nếu giá trung bình ổn định từ 6000 – 8000/kg, trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng”.
Tương tự, gia đình anh Đào Văn Như ở thôn 2 trước đây gieo cấy lúa nước 2 vụ trên diện tích 1 ha nhưng vì vụ đông xuân thường thiếu nước, năng suất lúa thấp nên vẫn không đủ ăn. Từ khi anh trồng luân canh một vụ lúa, một vụ khoai lang thì mức thu nhập đã khá hơn nhiều. Năm vừa qua, gia đình anh trồng khoai lang Nhật trên diện tích 1 ha, đạt sản lượng 20 tấn, sau khi trừ chi phí sản xuất thì còn thu nhập gần 50 triệu đồng.
Như vậy, việc luân canh lúa – khoai lang của nông dân xã Quảng Sơn đã mang đến hướng đi mới cho việc trồng trọt vụ đông xuân, giải quyết được vấn đề thiếu nước trong vụ đông xuân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có