Luân canh dưa hấu trên nền đất lúa cho hiệu quả khá tốt

Theo tính toán của nhiều nông dân, thời gian trồng dưa hấu khoảng 2 tháng, ngắn hơn lúa nên rất thích hợp để cải tạo đất.
Năng suất mỗi công dưa hấu trung bình khoảng 3 tấn trái, với giá bán hiện khoảng 3.000 đ/kg, trừ chi phí nông dân còn lời từ 5 - 6 triệu đồng.
Hiện 2 xã có diện tích luân canh nhiều là Mỹ Phước và Chánh Hội.
Nông dân tham gia được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ 100% chi phí giống, 30% chi phí vật tư.
Mô hình luân canh dưa hấu trên ruộng thuộc dự án “Nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2013 - 2015”.
Ngoài Mang Thít, mô hình còn được thực hiện ở Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn và Long Hồ, với nhiều cây trồng được khuyến khích luân canh như: bắp nếp, ớt, mè và đậu nành.
Hiện có nhiều nông dân nắm bắt kỹ thuật, chủ động sản xuất nhân rộng cho hiệu quả khá.
Có thể bạn quan tâm

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,

Tuần qua, chúng tôi có dịp cùng với đoàn khảo sát của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện Giồng Trôm và xã Hưng Lễ tìm hiểu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nông dân tại xã Hưng Lễ, Thạnh Phú Đông (Bến Tre) ven sông Hàm Luông.

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.