Lúa và hoa màu cháy lá bất thường

Tại cánh đồng các thôn Đông Lâm và Hòa Thạch (xã Đại Quang) lúa đang trổ chờ thu hoạch có nhiều đám bị cháy trên 80% diện tích phiến lá.
Vùng lúa bị cháy đỏ lá kéo dài từ khu vực tiếp giáp Cụm công nghiệp Đại Quang 2 về phía đông đến khu vực đồng ruộng ở các thôn Hòa Thạch, Tam Hòa (xã Đại Quang). Thiệt hại nặng nề nhất thuộc thôn Đông Lâm với diện tích 25ha. Ngoài ra, cây chuối cũng không phát triển trái, thiệt hại 100%.
Tại thời điểm kiểm tra, các ngành chức năng không phát hiện ra tình trạng sâu bệnh gây hại cây trồng.
Theo người dân, cây trồng bị cháy lá có nhiều khả năng do bị ảnh hưởng nguồn khí thải, nước thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong Cụm công nghiệp Đại Quang 2.
Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cây trồng bị cháy lá bất thường đang chờ đợi kết luận từ phía cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-4, Cục Thú y phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Tác nhân và một số giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPNS và bệnh vi bào tử trùng EHP trong sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm”. Các cơ sở sản xuất tôm giống ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số hộ nuôi tôm thương phẩm dự hội thảo.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.